Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdaySinh Viên Sài Gòn

Hoa khôi Bóng chuyền Nguyễn Ngân Hà gây bất ngờ khi sở hữu vẻ ngoài ngọt ngào.

 Nổi tiếng với danh hiệu Hoa khôi Bóng chuyền,  Nguyễn Ngân Hà gây bất ngờ khi sở hữu vẻ ngoài ngọt ngào, trong trẻo cùng giọng nói dịu dàng của người con gái Nghệ An. Tuy thế mà bên trong Ngân Hà là một cô gái đầy cá tính và cực kỳ đam mê thể thao. Ngân Hà theo đuổi bộ môn bóng đá và bóng chuyền. Đối với cô, việc chơi thể thao cũng là đam mê, thói quen để rèn luyện sức khoẻ và giải trí sau những giờ học căng thẳng. Ngân Hà cũng bật mí thêm, nhờ chơi thể thao mà bản thân mới có thể sở hữu vóc dáng khá chuẩn như bây giờ.



Nữ sinh xứ Nghệ đã từng đạt được Huy chương Đồng Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An môn Bóng Đá. Huy chương Đồng Giải Bóng Chuyền khối sinh viên Đại học, Cao Đẳng và Khối Lực lượng vũ trang Liên kết năm 2022. Huy chương Bạc giải Bóng Đá Nữ FCB Đà Nẵng mở rộng năm 2023.

Robot tình dục vừa tạo tài khoản hẹn hò đã có 92 “người yêu”

Robot tình dục vừa tạo tài khoản hẹn hò đã có 92 “người yêu” - 1 

 

Robot tình dục đầu tiên trên thế giới vừa được tạo hồ sơ riêng trên ứng dụng hẹn hò Tinder, tờ Mirror đưa tin.

Đáng kinh ngạc, robot chọn được 92 người thích hợp chỉ sau 2 giờ lập hồ sơ. Một nửa trong số họ thừa nhận ít nhất sẽ xem xét có nên quan hệ tình dục với robot hay không.

Nhà sản xuất phim Jimmy Mehiel đã lập hồ sơ cho robot trên ứng dụng hẹn hò để thử nghiệm cho bộ phim tài liệu "Tôi muốn cỗ máy tình dục của mình".

Bộ phim nói về các nhà chứa robot tình dục và đạo đức của robot nói chung.

Jimmy, 34 tuổi, ban đầu muốn biết có bao nhiêu người muốn trải nghiệm với robot.

Anh đã liên lạc với Matt McMullen, người tạo ra búp bê tình dục tên là Harmony. Jimmy xin phép McMullen đăng ảnh Harmony lên Tinder và được cho phép.

Trả lời Daily Star, Jimmy nói: “Tôi đã đăng ba ảnh của Harmony, bao gồm lời mô tả: Xin chào, tôi là một robot có khả năng tình dục với trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất hiện có. Tôi đã lên Tinder để tìm hiểu xem liệu các bạn có quan tâm đến tôi hay không”.

Jimmy nói tiếp: “Tôi đã chạy thử nghiệm trong hai giờ vào tối thứ 6.

“Tôi đã quẹt phải (thích) mọi anh chàng hiện lên. Trong hai giờ, tôi thấy Harmony có 92 người thích hợp. Sau đó, tôi hỏi 92 người này có ý định 'quan hệ' với robot không?”


Doanhnhan



Mặc áo lót có gọng, nhuộm tóc có thể gây ung thư?


Lâu nay vẫn tồn tại quan điểm cho rằng mặc những chiếc áo ngực có gọng dẫn đến nguy cơ ung thư vú. Niềm tin ấy càng được củng cố khi phụ nữ tại các nước Châu Phi - nơi mà việc sử dụng áo ngực ít phổ biến - tỷ lệ ung thư vú thấp hơn so đáng kể so với phương Tây. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chuyên sâu không tìm thấy bất kỳ một mối liên hệ nào.

Đối với thuốc nhuộm tóc, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số chất nhuộm tóc có thể có nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang. Tuy nhiên, rủi ro này rất thấp và nếu có thì chỉ ở nhóm làm việc tại các salon tóc, nơi người lao động thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất. WHO không xem xét việc sử dụng thuốc nhuộm trên mỗi cá nhân có khả năng gây ung thư.

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư vú được công nhận:

- Kết hôn trước 35 tuổi bởi việc mang thai và cho con bú được chứng minh là biện pháp hiệu quả làm giảm nguy cơ ung thư.

- Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp.

- Hạn chế làm việc đêm và ngủ đủ giấc. WHO đã phân loại những người thường làm việc ban đêm trong nhóm nguy cơ "có thể gây ung thư", do tác động của ánh sáng vào ban đêm và sự cân bằng hóc-môn của cơ thể.


Xem thêm : Dừa cạn trở thành niềm hy vọng cho những bệnh nhân mắc ung thư !

Sên biển xanh

image1image2

Được phát hiện lần đầu vào thế kỷ 17, sên biển xanh là loài động vật thân mềm có chiều dài chỉ 3cm ,có khả năng ngụy trang rất tài tình.

Chúng có thể nổi được trên mặt nước là nhờ những quả bóng không khí ở dưới bụng.

image6

Sên biển xanh có cơ thể thon dẹt và sáu phần phụ có nhánh tỏa ra, nhìn từ xa trông vừa giống một chú rồng nhỏ lại vừa như một chiếc trâm cài áo.

image3

Sên biển xanh hoàn toàn vô hại nhưng thức ăn của chúng lại là những loài có độc như sứa biển hay Portugese Man-O’-War - một loài vật có khả năng giết người.

image5

Đặc biệt, sên biển xanh có khả năng “miễn dịch” với chất độc, thậm chí dự trữ lượng chất độc này để sau này sử dụng.

image4

Sên biển xanh là loài lưỡng tính. Sau khi giao phối, cả hai con đều đẻ trứng.
https://docs.google.com/document/d/e/2PACX-1vT2ZBGFhDCCgvqb1SGQ2sGtgGW6oZwT5ayw8q6Zm-fPIo8yltCvyV1fiET8XTR0IITiFZ5zfEyrOqMf/pub

Nguyễn Nguyên Phan



Nguyễn Nguyên Phan - Ảnh: Phan Quang

Để được học theo ý mình

Năm lớp 5 cô từng bị đem bài luận biếm trước lớp vì lỗi tả cô giáo đúng như sự thật chứ không tô hồng cô giáo có bàn tay gầy guộc, nhăn nheo. Về nhà, Phan đã khóc ba ngày…
Hết năm lớp 9 trường THCS Nguyễn Trãi – Phan Thiết, cô thi đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong và phổ thông Năng khiếu – đại học Quốc gia TP.HCM. Cô nghe nói trường thứ hai dạy hay hơn nên chọn. Nhưng rồi Phan ý thức rằng nếu còn ở lại trường này, cô sẽ mãi mãi bị cuốn đi trong cái guồng máy chỉ học và học, không có thời gian hoạt động ngoại khoá, tình nguyện, nghiên cứu... Cô quyết định du học.
Cô qua Singapore, dù cha thương con gái bơ vơ chốn xa quê nên can ngăn, nhưng mẹ ủng hộ. Cô thi đậu vào một trường năng khiếu khác: NUS High School of Math & Science (HSMS), một trong những trường top cho phép học sinh nhiều cơ hội nghiên cứu, được sử dụng phòng lab của NUS. Lần này thì, như Phan nói, cô “happy”. Nhà không lấy gì làm khá giả, nên qua Sing cô chỉ có thể tồn tại bằng học bổng. Cô bảo: “Đi qua đây coi như đánh cược. Nhưng ở Việt Nam thì chỉ có cắm đầu học để đi thi”.
Hồi ở Việt Nam, Phan cho biết: “Chỉ thích toán, lý, hoá; còn văn, công nghệ, công dân, sử, địa chỉ học để đối phó. Phần đông các bạn cũng vậy”. Phan không thích môn công dân vì nó quá sáo mòn, hoàn toàn không chạm vào những vấn đề đạo đức nhức nhối mà người dân chứng kiến hàng ngày. Học môn công nghệ thì giống như cưỡi ngựa xem hoa. Học văn thì Phan không thích chép văn mẫu, còn môn lịch sử thì đơn điệu.
Qua Sing năm đầu tiên Phan chật vật với môn hoạ, vì tuy cha cô là hoạ sĩ, nhưng lúc đó cô chưa biết gì. Các môn toán, lý, hoá đều dễ vì Phan đã học qua ở nhà. Môn kinh tế tạo sự thú vị cho cô, “vì được tiếp cận các kiến thức về chế độ kinh doanh, chế độ chính trị, các thị trường khác nhau”, cô nói.
Năm Phan qua, trường HSMS lại bỏ chế độ học bổng, nhưng Chính phủ Sing có chương trình dành cho sinh viên làm nghiên cứu để được học bổng. Nghĩa là đến kỳ nghỉ hết năm học, “học sinh không được nghỉ mà phải làm nghiên cứu”, Phan nói.

Thoát được ám ảnh làm “gà”


Vừa rồi, Phan cùng hai người bạn trong nhóm đã đoạt được huy chương vàng tại hội chợ Khoa học và chế tạo Singapore với công trình ứng dụng vi luồng của tia laser để phân loại tế bào bình thường và tế bào ung thư.

Phan không thích môn công dân vì nó quá sáo mòn, hoàn toàn không chạm vào những vấn đề đạo đức nhức nhối mà người dân chứng kiến hàng ngày. Học môn công nghệ thì giống như cưỡi ngựa xem hoa. Học văn thì Phan không thích chép văn mẫu, còn môn lịch sử thì đơn điệu.
Vốn dĩ những hệ thống máy đo tế bào bằng luồng laser thường đồ sộ, mắc tiền và chế độ bảo dưỡng cao. Nhóm của Phan nhận thấy cần phải thâu nhỏ công nghệ phân loại tế bào thành những máy xách tay dạng phòng lab cỡ con chip sử dụng sợi quang và những hệ thống phân tích. Trước tiên, nhóm của Phan phải dùng thuật toán để mô phỏng, sau đó dùng vật lý để chế tạo. Thiết bị phân loại tế bào gồm hai kênh tạo thành hình chữ H có mối nối ở giữa. Cáp quang được dùng để nối nguồn laser với con chip. Khi đưa một tia laser với một lực đẩy nhất định vào, nó sẽ đẩy các tế bào máu bình thường từ kênh này qua kênh khác thông qua mối nối, tế bào ung thư vốn to hơn từ mười đến mấy trăm lần nên không chịu tác động bởi lực đẩy và nằm lại kênh đầu tiên. “Công trình được nghiên cứu bước đầu như thế”, Phan nói với một niềm hãnh diện nhẹ nhàng, cũng như trút được cái ám ảnh ở lại nhà chỉ làm “gà” với những thành tích phi ứng dụng.
Để bước vào đại học, Phan đã phải chuẩn bị cả năm 12, toàn bộ hồ sơ gồm lời giới thiệu của thầy giáo và luận văn để thi vào 20 trường top ở Mỹ, ở Sing, ở Đức... Phan nói: “Tiêu chuẩn chọn trường là trường phải thích hợp với cá tính của mình và dễ kiếm việc làm”. Cô cũng chưa biết học gì, chỉ mới có ý định là toán, “Nhưng nước Mỹ có nền giáo dục tự do, mình cần phải khám phá hết rồi mới chọn”, cô nói thêm. Phan đậu nhiều trường có học bổng, và quyết định chọn Yale – trường có mức chọi 6,7 trên 100 (so với Harvard 5,8/100). Học bổng ở Yale toàn phần là 64.500 USD/năm; tổng cộng bốn năm vào khoảng 250.000 – 260.000 USD.
Trong cô còn đau đáu: “Người ta thường nói học sinh Việt thông minh, học giỏi. Không dễ đâu, học phải chật vật lắm mới giỏi”.
Nhưng nhìn dáng cô gái mảnh khảnh, lại có thể thấy mọi chướng ngại đều nhẹ nhàng với tuổi 19.

By: TAO
22 June 2013 at 05:12
❌
❌