Reading view

There are new articles available, click to refresh the page.
✇Diển Đàn Sức Khỏe

6 mẹo làm đẹp giúp chị em trẻ trung bất chấp tuổi tác

 

Ngủ đủ giấc, uống đủ nước, thiết lập thói quen thoa kem chống nắng từ tuổi 20 để có làn da căng bóng, mịn màng ở tuổi 40, 50.



1. Thoa kem chống nắng

 

Nếu muốn có làn da mịn màng, sáng bóng ở tuổi 40, 50, bạn nên hình thành thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày càng sớm càng tốt. Ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu gây ra các dấu hiệu lão hóa da như sạm, nám, nếp nhăn... Do đó, thoa kem chống nắng đều đặn mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết để có được làn da trẻ trung bất chấp tuổi tác.

2. Đầu tư cho sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao

Từ sau tuổi 30, làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như da xỉn màu, vết chân chim hay nếp nhăn. Do đó, nên đầu tư cho các sản phẩm chăm sóc da chất lượng cao, chứa các thành phần chống lão hóa như AHA, vitamin C, E, retinol... Nếu không biết chọn sản phẩm nào, bạn có thể nhờ tới sự tư vấn của các chuyên gia làm đẹp hay chuyên gia da liễu.


3. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là liều thuốc trẻ hóa da miễn phí mà hiệu quả. Ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm giúp làn da có đủ thời gian phục hồi, tái tạo, sửa chữa các khuyết điểm, duy trì làn da trẻ trung, khỏe khoắn. Thiếu ngủ gây ra quầng thâm, bọng mắt, da xỉn màu, dễ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm.

4. Sử dụng vỏ gối lụa, satin

Ngủ đủ giấc, sử dụng vỏ gối lụa hoặc satin giúp làm đẹp da, hạn chế nếp nhăn.

Làn da có ít nhất 7 - 8 tiếng tiếp xúc với vỏ gối mỗi ngày nên chất lượng vỏ gối có tác động rất lớn đến làn da. Sử dụng vỏ gối lụa, satin giúp giữ ẩm, không gây nếp hằn trên da, không gây dị ứng. Nếu muốn có làn da trẻ hơn tuổi thật cả chục tuổi, nên đầu tư vỏ gối chất lượng cao.

5. Duy trì cân nặng ổn định

Duy trì cân nặng ổn định, không quá béo cũng không quá gầy để giữ được làn da khỏe mạnh. Quá gầy khiến khuôn mặt mất đi lượng cơ cần thiết, dễ xuất hiện nếp nhăn, tình trạng da chảy xệ. Nếu giảm cân quá nhanh, quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn. Nên lựa chọn chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất đạm và chất béo tốt để có làn da mịn màng, căng bóng.

6. Uống nhiều nước

Uống trà hoa cúc, trà hoa hồng rất tốt cho da.

Uống đủ hai lít nước mỗi ngày để cấp ẩm cho da từ bên trong, hỗ trợ thải độc, cải thiện sức khỏe đường ruột. Sức khỏe đường ruột tốt giúp da sáng mịn, khỏe khoắn. Nên uống nước lọc, nước ép trái cây không đường hay các loại trà thảo mộc để làm đẹp da, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

VINA TALK

(Theo Byrdie) 


✇Y Hoc Pho Thong

5 nguồn collagen thực vật giúp trẻ hóa da


Collagen được ví như chất keo kết dính các mô tế bào, giúp duy trì độ đàn hồi, săn chắc cho làn da, hỗ trợ giảm các dấu hiệu lão hóa sớm. Collagen không chỉ có trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật như nước hầm xương, chân gà, da heo, cá... mà còn có nhiều trong nguồn thực vật như các loại rau củ quả.





1. Cải xoăn


Cải xoăn giàu dưỡng chất, rất tốt cho làn da và vóc dáng.© Được Ngoi sao cung cấp

Cải xoăn giàu vitamin C, chống chất oxy hóa, canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác, rất tốt cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Thường xuyên ăn cải xoăn giúp tăng cường collagen mà không gây tăng cân.

2. Cải xoong

Cải xoong chứa nhiều kali, canxi, mangan, phốt pho cùng các vitamin A, C K và vitamin nhóm B. Cải xoong cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, giúp xây dựng tế bào da, tăng tốc độ sản sinh collagen. Vitamin A và C trong cải xoong giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn.

3. Quả bơ


Thường xuyên ăn bơ giúp làn da hồng hào, trẻ trung.© Được Ngoi sao cung cấp

Hàm lượng cao vitamin A trong bơ giúp làm sáng da. Các chất chống oxy hóa trong bơ giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.

4. Các loại đậu

Đậu đen, đậu đỏ, đậu nành... chứa nhiều amino acid - thành phần quan trọng giúp cấu tạo nên các loại protein. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành chứa lượng lớn hoạt chất genistein giúp kích thích sản xuất collagen, chống lão hóa hiệu quả.

5. Ớt chuông


Ớt chuông giúp tăng khả năng chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.© Được Ngoi sao cung cấp

Ớt chuông giàu vitamin C, giúp kích thích sản xuất collagen. Ngoài ra, ớt chuông còn chứa nhiều carotenoids - chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Vienne (Theo Healthline)
Vinahealth


✇Diển Đàn Sức Khỏe

Chuyên gia Đông y hướng dẫn cách sử dụng cây bông mã đề

 Cây bông mã đề từ lâu được biết đến là vị thuốc Đông y quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dưới đây là cách sử dụng cây bông mã đề tốt cho sức khỏe có sự tham vấn của Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội.

Cây mã đề là vị thuốc Đông y quen thuộc
 
 
Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5–12cm, rộng 3,5 - 8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn.
 
Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài 10–15cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7-8.
 
Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió. Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước.
 
Mã đề là chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả.
 
Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.
 

Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Á, Úc, New Zealand,châu Phi và châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.
 
Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major subsp. major hay Plantago major) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới ở Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
 
Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.
 
 
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 g lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
 
Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.
 
Lá cây mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...
 
Nhiều nước ở châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.
 
Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.
 
Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu... Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...
 
Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón.
 
Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy. Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó. Các vị thuốc sau từ cây mã đề:
 
* Xa tiền tử (Semen plantaginis) là hạt phơi khô hay sấy khô của mã đề.
 
* Mã đề thảo (xa tiền thảo, Herba plantaginis) là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
 
* Lá mã đề (Folium plantaginis) là lá tươi hoặc sấy khô.
 
Theo Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, mát máu, phát hãn, làm sáng mắt…và còn nhiều công dụng khác. Điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này.
 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây mã đề
 
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, khi sử dụng cây mã đề bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
 
1. Lá:
 
Phụ nữ mang thai khi dùng phải thận trọng.
 
Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng.
 
2. Hạt:
 
Không phải thấp nhiệt không nên nên dùng.
 
Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng.
 
3. Kiêng trị:
 
Sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.

@bachkhoathunet

✇Mạng Nội Trợ

Chuyên gia Đông y hướng dẫn cách sử dụng cây bông mã đề

 Cây bông mã đề từ lâu được biết đến là vị thuốc Đông y quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dưới đây là cách sử dụng cây bông mã đề tốt cho sức khỏe có sự tham vấn của Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội.


 
Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5–12cm, rộng 3,5 - 8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn.
 
Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài 10–15cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7-8.
 
Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió. Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước.
 
Mã đề là chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả.
 
Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.
 

Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Á, Úc, New Zealand,châu Phi và châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.
 
Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major subsp. major hay Plantago major) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới ở Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
 
Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.
 
Công dụng của cây mã đề
 
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 g lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
 
Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.
 
Lá cây mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...
 
Nhiều nước ở châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.
 
Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.
 
Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu... Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...
 
Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón.
 
Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy. Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó. Các vị thuốc sau từ cây mã đề:
 
* Xa tiền tử (Semen plantaginis) là hạt phơi khô hay sấy khô của mã đề.
 
* Mã đề thảo (xa tiền thảo, Herba plantaginis) là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.
 
* Lá mã đề (Folium plantaginis) là lá tươi hoặc sấy khô.
 
Theo Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, mát máu, phát hãn, làm sáng mắt…và còn nhiều công dụng khác. Điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này.
 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây mã đề
 
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, khi sử dụng cây mã đề bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
 
1. Lá:
 
Phụ nữ mang thai khi dùng phải thận trọng.
 
Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng.
 
2. Hạt:
 
Không phải thấp nhiệt không nên nên dùng.
 
Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng.
 
3. Kiêng trị:
 

Sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.

@bachkhoathunet
✇Diển Đàn Sức Khỏe

5 chiêu giữ sắc vóc như đôi mươi của diễn viên Đài Loan

  Nhờ thói quen uống trà gừng, ăn đủ ba bữa, đi ngủ sớm, chăm chút làn da và tập thể dục, diễn viên Đài Loan Trần Ý Hàm trẻ đẹp ở tuổi U50.

Xuất hiện trong show Đạp gió 2023 ,Trần Ý Hàm gây chú ý với làn da căng bóng, vóc dáng thon gọn.

Bí quyết có vẻ ngoài trẻ trung được nữ diễn viên tiết lộ, như sau:

Ăn đủ ba bữa theo chế độ cân bằng

Thói quen ăn ba bữa một ngày được Trần Ý Hàm duy trì từ nhỏ. Tuy nhiên, "chị đẹp" không ăn uống tùy tiện mà chú trọng đến sự cân bằng, nạp vitamin, chất xơ cho cơ thể thông qua các món rau củ quả tươi. Cô tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn, cho rằng đây là tác nhân gây bệnh tật, tàn phá sức khỏe cũng như khiến phụ nữ xuống sắc.

Riêng với bữa tối, Trần Ý Hàm thường ăn sớm để đảm bảo cho cơ thể có đủ thời gian tiêu thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng, tránh gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition gần đây cho thấy, ăn tối sớm hơn có thể khiến con người sống thọ hơn, với thời điểm lý tưởng là 19h. Nếu không thể ăn vào giờ này, các chuyên gia khuyên mọi người nên dùng bữa cuối cùng trong ngày cách lúc đi ngủ 2-3 giờ.

Uống trà gừng

Để cơ thể luôn được giữ ấm, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, Trần Ý Hàm lựa chọn uống trà gừng mỗi ngày.

Món trà gừng của cô thường được pha chế với các nguyên liệu như gừng xay, trà đen, bột nghệ và đường nâu. Thức uống này cũng là phương thuốc tự nhiên, vừa hữu hiệu trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống viêm vừa có thể đẩy lùi quá trình oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, đẹp da, giúp người đẹp trẻ trung hơn so với tuổi.

Trần Ý Hàm ở tuổi 41. Ảnh: Weibo

Trần Ý Hàm ở tuổi 41. Ảnh: Weibo


Chăm tập thể dục thể thao

Trần Ý Hàm là một tín đồ cuồng thể thao, yêu thích vận động và tập thể dục mỗi ngày, ngay cả khi đang mang thai. Mỹ nhân xứ Đài cho biết nếu không bận công việc, ngày nào cô cũng chạy bộ ít nhất 30 phút. Thậm chí khi ra nước ngoài, cô cũng duy trì thói quen chạy bộ.

Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí Progress in Cardiovascular Disease chỉ ra rằng, người thường xuyên chạy bộ sống thọ hơn 3 năm so với người không chạy. Bộ môn tác dụng rõ rệt trong việc giảm cân, giúp duy trì ngoại hình cân đối, săn chắc cơ, thư giãn đầu óc, tốt cho tim mạch.

Ngoài đi bộ, Trần Ý Hàm thường xuyên bơi lội, tập yoga, leo núi... để rèn luyện thể chất và duy trì vóc dáng, sức bền cho cơ thể.

Chăm sóc da

Chia sẻ về bí quyết dưỡng da căng bóng, nữ diễn viên cho biết cô đặc biệt chú trọng vấn đề dưỡng ẩm. Người đẹp Đài Loan tiết lộ cô luôn mang theo xịt khoáng bên mình để đảm bảo da luôn được cấp ẩm đầy đủ khi hoạt động ngoài trời.

Một nghiên cứu của chuyên gia Viện Da liễu Anh đã chỉ ra việc dưỡng ẩm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm các nếp nhăn trên da mặt, làm chậm dấu hiệu lão hóa, giúp da luôn rạng rỡ và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh giữ ẩm, nữ diễn viên cũng duy trì thói quen rửa mặt sạch bằng nước lạnh bất kể trời lạnh hay nóng, mục đích để da được săn chắc mịn màng, se khít lỗ chân lông.

Đi ngủ sớm

Là một người rất chú ý đến việc tập thể dục thể thao để giữ dáng và nâng cao sức khỏe, Trần Ý Hàm không xem nhẹ vai trò của giấc ngủ.

Cô cho biết nếu chỉ tập thể dục mà thường xuyên đi ngủ muộn, sức khỏe vẫn bị tàn phá, nhan sắc cũng nhanh chóng xuống cấp. Chính vì thế, "chị đẹp" thường đi ngủ sớm để cơ thể được phục hồi và tạo điều kiện tốt nhất cho da được tái tạo.

Theo thói quen, người đẹp sinh năm 1982 thường đi ngủ trước 22h. Cô sẽ dậy sớm để tập thể dục vào buổi sáng hôm sau, chuẩn bị năng lượng sẵn sàng cho một ngày mới.

Khánh An (Theo Ettoday)




✇Sinh Viên Sài Gòn

Hoa khôi Bóng chuyền Nguyễn Ngân Hà gây bất ngờ khi sở hữu vẻ ngoài ngọt ngào.

 Nổi tiếng với danh hiệu Hoa khôi Bóng chuyền,  Nguyễn Ngân Hà gây bất ngờ khi sở hữu vẻ ngoài ngọt ngào, trong trẻo cùng giọng nói dịu dàng của người con gái Nghệ An. Tuy thế mà bên trong Ngân Hà là một cô gái đầy cá tính và cực kỳ đam mê thể thao. Ngân Hà theo đuổi bộ môn bóng đá và bóng chuyền. Đối với cô, việc chơi thể thao cũng là đam mê, thói quen để rèn luyện sức khoẻ và giải trí sau những giờ học căng thẳng. Ngân Hà cũng bật mí thêm, nhờ chơi thể thao mà bản thân mới có thể sở hữu vóc dáng khá chuẩn như bây giờ.



Nữ sinh xứ Nghệ đã từng đạt được Huy chương Đồng Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An môn Bóng Đá. Huy chương Đồng Giải Bóng Chuyền khối sinh viên Đại học, Cao Đẳng và Khối Lực lượng vũ trang Liên kết năm 2022. Huy chương Bạc giải Bóng Đá Nữ FCB Đà Nẵng mở rộng năm 2023.

✇Diển Đàn Sức Khỏe

5 mẹo làm đẹp có thể khiến da lão hóa sớm

 

Mong muốn có được làn da mịn đẹp, căng mọng là ước mơ hoàn toàn chính đáng của các chị em. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt cẩn trọng nếu muốn áp dụng những mẹo làm đẹp tại nhà. Dưới đây là 5 mẹo làm đẹp phổ biến nhưng lại có thể khiến làn da bạn trở nên tồi tệ hơn.

 



1. Tẩy tế bào chết với chanh + đường

Một trong những mẹo tẩy tế bào chết tại nhà vô cùng phổ biến là sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết là chanh + đường để massage lên da. Tuy nhiên đây lại là một hỗn hợp không hề tốt cho làn da. Khi massage đường lên da, các hạt đường nhỏ li ti với cạnh sắc nhọn sẽ tác động lên da, phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da, khiến da bị tổn thương, vi khuẩn và bụi bẩn dễ dàng xâm nhập. Ngoài ra hàm lượng acid cao trong chanh tươi lại khiến da bị ăn mòn, dễ bị kích ứng mẩn đỏ, sưng tấy.

2. Giảm quầng thâm với baking soda

Nhiều tín đồ làm đẹp truyền tai nhau công thức giảm quầng thâm mắt bằng việc trộn baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp sệt, sau đó đắp hỗn hợp này lên vùng da dưới mắt trong khoảng 5 phút.

Tuy nhiên mẹo làm đẹp này lại không an toàn một chút nào. Baking soda có tính kiềm với độ pH là 9, trong khi độ pH của da là 5,5. Bởi vậy, baking soda quá "nặng đô" với làn da, chất này sẽ làm rối loạn độ pH cân bằng của da, gây khô, kích ứng và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về da.

5 mẹo làm đẹp có thể khiến da lão hóa sớm - Ảnh 1.

3. Đắp mặt nạ mật ong

Mật ong có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và làn da, giúp kháng viêm, ngừa mụn. Tuy nhiên bạn không nên đắp trực tiếp mật ong lên da như mặt nạ. Mật ong với kết cấu đặc sẽ khiến da sản sinh nhiều dầu hơn, da bị bí tắc dẫn đến tình trạng mụn càng thêm trầm trọng. Thay vì mật ong, bạn có thể dùng nước hoa hồng hoặc lô hội để làm mặt nạ dưỡng da.

4. Tẩy trang với dầu dừa

Tẩy trang với dầu thì không sai nhưng nếu bạn dùng dầu dừa thì lại rất có hại cho làn da. Dầu dừa có khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông cao, khiến da bị bí tắc và nảy sinh mụn bọc, mụn viên. Thay vì dầu dừa, bạn nên sử dụng 1 loại dầu dưỡng da chuyên dụng để làm sạch da.

5. Trị mụn với kem đánh răng

Bạn chớ dại bôi trực tiếp kem đánh răng lên nốt mụn bởi lẽ kem đánh răng có khả năng diệt vi khuẩn và rất nhanh khô. Nếu bạn bôi trực tiếp lên da, kem đánh răng sẽ khiến vùng da này bị khô, gây kích ứng, khiến tình trạng mụn nhọt càng thêm trầm trọng.



✇Tự Điển Việt

Thiền phái Trúc Lâm

Theo Wikipedia


Thiền phái Trúc Lâm (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền này. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ). Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

Thiền Phái Trúc Lâm - Phật Giáo Việt Nam - THƯ VIỆN HOA SEN

Lịch sử

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại chùa Khai Phúc thuộc hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình)[2], đến năm 1299 vua rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tiếp tục tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm (còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ),[3].
Thiền phái Trúc Lâm do một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).


Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào Lâm Tế tông và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.
Sau đây là hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục (大南禪苑傳燈錄), được Thiền sư Phúc Điền (福田) đính bản:


  • Trần Nhân Tông
    Pháp Loa
    Huyền Quang
    An Tâm (安心);
    Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
    Vô Trước (無著);
    Quốc Nhất (國一);
    Viên Minh (圓明);
    Đạo Huệ (道惠);
    Viên Ngộ (圓遇);
    Tổng Trì (總持);
    Khuê Sâm (珪琛);
    Sơn Đăng (山燈);
    Hương Sơn (香山);
    Trí Dung (智容);
    Huệ Quang (慧 光);
    Chân Trụ (真住);
    Vô Phiền (無煩).

  • Các trung tâm phật giáo cổ xưa

    Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
    Hành cung Vũ Lâm
    Chùa Côn Sơn.
    Chùa Yên Tử.
    Chùa Quỳnh Lâm.
    Chùa Ba Vàng.
    Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.
    Chùa Bổ Đà.

    Tham Khảo
    Trong những năm gần đây xuất hiện một dạng thiết chế tôn giáo mới, gắn với Thiền phái Trúc Lâm là các Thiền Viện Trúc Lâm do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi xướng.Đây cũng là một hình thức tôn vinh, thăng hoa của Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống xã hội hiện đại.

    • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
      Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
      Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm
      Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
      Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
      Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
      Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
      Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
      Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc
      Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
      Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức
      Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Quang
      Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp
      Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc
      Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh
      Thiền viện Trúc Lâm Nam Thiên
      Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau
      Thiền viện Trúc Lâm Từ Quang
      Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng
      Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức
      Xem thêm Thiền viện Trúc Lâm
    ✇Tự Điển Việt

    Celastrus paniculatus:Dây gối


    Tên khoa học: Celastrus paniculatus Wild., thuộc họ Dây gối - Celastraceae. 



    Mô tả: Dây leo to. Lá thuôn, xoan hay xoan thuôn gần tròn hay gần như nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn và tù; có răng, dai. Hoa thành chùm hay chuỳ ở ngọn, dài 5-10cm. Quả nang gần hình cầu, kèm theo các lá đài và vòi nhuỵ tồn tại, dài 4-6mm, có 3 van nâu, gần như nhẵn. Hạt 3-6, bao phủ bởi áo hạt màu đỏ, dài 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm, có vỏ dai và nội nhũ dày.

    Bộ phận dùng: Vỏ, hạt - Cortex et Semen Celastri.

    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai.


    Thành phần hoá học: 

    Khi chưng cất khô, hạt sẽ cho một chất dầu màu vàng đo đỏ, vị chát và cay, sau một thời gian sẽ cho một lượng chất béo đặc. Áo hạt chứa 30% chất mỡ nửa đặc, 0,15% phytosterol là celasterol và một chất nhựa có màu. Người ta còn chiết được 2 alcaloid là celastrine (0,0015%) và paniculatine. Lá chứa dulcitol.

    Tính vị, tác dụng: Người ta biết được tác dụng kích thích của celastrin rõ rệt trên não và không kèm theo những suy giảm thứ cấp khác. Dầu hạt kích thích. Hạt đắng, nhuận tràng, gây nôn, kích thích và kích dục.

    Công dụng: 

    Dầu hạt dùng để thắp sáng, làm xà phòng và cũng dùng trong y học dân gian ở một số nơi. Hạt được dùng ở Ấn Độ, cả uống trong lẫn xoa bóp ngoài để trị bệnh thấp khớp, thống phong, bại liệt, phong cùi, sốt rét. Người ta bắt đầu từ 1 hạt và nâng dần lên đến 50 hạt. Để trị bệnh beri beri (bệnh tê phù) người ta chế một chất dầu có mùi khét bằng cách chưng cất trong một bình chứa hạt Dây gối với An tức hương, Đinh hương, Nhục đậu khấu, với liều 8-15 giọt, nó tạo nên một chất kích thích mạnh và làm toát mồ hôi.

    Có nơi lá cũng được sử dụng như là thuốc giải độc thuốc phiện. Vỏ cây được dùng gây sẩy thai.

    Ở Philippin, nhựa cây được xem như thuốc giải độc các ngộ độc do thuốc phiện. Hạt được dùng ngoài làm thuốc đắp và dùng trong làm thuốc uống trị thấp khớp và bại liệt.


    Tham Khảo:


    Plant-A-Holic

    ThaoMoc'sGarden Blog
    ✇Tự Điển Việt

    Giấp cá

    Houttuynia cordata


    Giấp cá hay dấp cá, diếp cá, lá giấp, rau giấp là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.Tên tiếng Anh  là heartleaf (lá hình tim), fish mint, fish herb, hay lizardtail (đuôi thằn lằn).

    Là loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây cao 15-50cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn.
    Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.

    Cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp, trấp thảo. Còn có các tên đồng nghĩa sau: xú mẫu đơn (mẫu đơn hôi), xú linh đan (liều thuốc hay nhưng thối), lạt tử thoả (cỏ cay), nãi đầu thảo (rau núm vú), xú thảo (cỏ hôi), kê nhĩ căn (rễ cỏ con gà).

    Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng năm 1957 sưu tầm những tên sau về giấp cá: Mạnh nương thái (rau của nàng họ Mạnh), bút quản thái (rau cán bút), long tu thái (rau râu rồng), khâm thái (rau cổ áo).

    Giấp cá có tác dụng thanh nhiệt (tán nhiệt), giải độc, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, vết lở loét, ức chế thần kinh. Cordalin có tác dụng kích thích da, gây phồng. Đắp bó làm xương gãy mau lành . Nấu giấp cá với thịt heo uống vào mùa xuân để xổ lãi .

    ✇Tự Điển Việt

    Đáng sợ vi khuẩn “ăn thịt người”

    Thời gian gần đây, có nhiều thông tin về một loại vi khuẩn “ăn thịt người” đã giết chết một bệnh nhân 55 tuổi tại Mỹ sau khi tấn công vào cánh tay và chân phải của ông ta. Trước đó, nhiều trường hợp khác ở Mỹ cũng bị vi khuẩn này tấn công sau một lần đi bơi. Dù cứu được tính mạng nhưng hầu hết bệnh nhân phải mang những thương tật nặng nề. Loại vi khuẩn này có tên gọi Aeromonas Hydrophyla (AH) thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ, thậm chí trong đất.

    Không rõ nguyên nhân

    Theo thống kê của Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn AH. Từ năm 2009-2013, đã có hàng chục ca nhiễm trùng huyết do vi khuẩn AH, trong đó nhiều ca bệnh do đứt chân tay khi làm việc dưới nước, trong đó một bệnh nhân lội cống nước thải, một bệnh nhân làm việc ở khu vực nước ngâm bè nứa. Cá biệt, có trường hợp bắt cá, bị ngạnh cá đâm vào tay gây nhiễm trùng huyết và hoại tử.


    Gần đây nhất, bệnh nhân P.V.T, 40 tuổi, quê tỉnh Thái Bình, nhập viện ngày 12-4 trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử lan tỏa khắp cánh tay bên trái. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau đó xuất hiện sưng nề cẳng tay trái rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp cánh tay và lên vai. Sau khi điều trị 10 ngày, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết nhưng do hoại tử toàn bộ da cánh tay bên trái nên được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia để ghép da.
     

    Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, mặc dù các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn giống các trường hợp bệnh nhiễm vi khuẩn AH nhưng do đã dùng kháng sinh nên quá trình xét nghiệm không thấy sự hiện diện của vi khuẩn AH. Đây cũng là một trong số rất ít bệnh nhân nhiễm vi khuẩn AH hoặc có bệnh cảnh tương tự nhiễm AH được cứu sống” - bác sĩ Cấp nói.


    Trước đó, trong 2 năm 2010- 2011, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 10 bệnh nhân nhiễm trùng huyết do khuẩn AH. Bệnh nhân đều là nam giới tuổi từ 30-77, ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Mười bệnh nhân này đều có đặc điểm chung là suy đa tạng, trong đó, 7 bệnh nhân có xơ gan, nhập viện với các biểu hiện sốt, vàng da, vàng mắt tăng dần. Với 3 bệnh nhân còn lại là những người khỏe mạnh, chỉ có khởi đầu là sốt, tiêu chảy rồi nhanh chóng rơi vào tình trạng hoại tử rộng trên da và các tổ chức, sốc và suy đa phủ tạng. Bác sĩ Cấp cho hay trong 10 bệnh nhân xét nghiệm có vi khuẩn AH thì chỉ có 2 trường hợp được cứu sống.


    Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, mặc dù một số ca nhiễm AH được ghi nhận tại đây có biểu hiện hoại tử cổ, ngực, chân, tay, ngực và bụng nhưng không phải thể bệnh đã phát hiện trên nhiều bệnh nhân ở Mỹ.


    Nhiều di chứng, dễ tử vong


    Theo GS-TS Phùng Đắc Cam, chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, AH là loại vi khuẩn dạng hình que, phổ biến trong tự nhiên và thường có trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Đây là loại vi khuẩn độc, chúng có thể xâm nhập cơ thể người qua đường miệng khi uống nước, ăn rau, cá, hải sản… rồi đi vào máu. Chúng sinh ra độc tố ruột, gây độc cho tế bào, làm tổn thương tổ chức cơ thể.


    Tuy nhiên, theo GS Cam, AH chỉ gây bệnh trong môi trường ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ, trên cơ địa của những người bị suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn này gây bệnh chủ yếu cho cá, động vật máu lạnh hoặc bò sát. “Với người, gặp nhiều nhất là thể viêm đường ruột với tình trạng tiêu chảy giống bệnh tả. Căn bệnh tiếp theo do khuẩn AH gây ra là tình trạng nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân xơ gan hoặc viêm các tổ chức da hoặc làm hoại tử cơ, ezema. Cuối cùng, vi khuẩn này tấn công gây hoại tử cơ, đây là thể bệnh đang gặp ở một số ca bệnh tại Mỹ mà thời gian qua báo chí có thông tin. Dù hiếm gặp nhưng hoại tử cơ thường rất đáng sợ vì sẽ khiến người bệnh bị sụp cơ rất nhanh với nguy cơ tử vong cao” - GS Cam giải thích.


    Các bác sĩ cũng cho biết tuy nhạy cảm với nhiều kháng sinh và dễ bị kháng sinh tiêu diệt nhưng do bệnh diễn biến nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều tổ chức, dễ sốc nặng và suy đa tạng nên tỉ lệ tử vong trước đây có thể tới gần 100%. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về hồi sức, các thầy thuốc có thể hạn chế được phần nào tỉ lệ tử vong. Tuy vậy, ngoài chi phí điều trị cao, bệnh nhân dù khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức. Theo bác sĩ Cấp, do bệnh hiếm gặp nên khó chẩn đoán, gây khó khăn trong điều trị.


    Cảnh giác với nguồn nước bẩn
    Giới chuyên môn khuyến cáo biện pháp phòng khuẩn AH gây bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc nước bẩn khi có vết thương, xây xát trên da. Những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, cống rãnh, người nuôi cá, tôm… nên có các trang bị phòng hộ phù hợp. GS Phùng Đắc Cam cũng cho rằng ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh như ở Mỹ nên người dân khi đi tắm biển, hồ bơi… trong mùa hè không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc nước bẩn có nhiễm trùng vết thương hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên đến cơ sở y tế điều trị sớm.
    ✇Diển Đàn Sức Khỏe

    Khoai lang không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người.




    Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu thường xuyên ăn khoai lang vào buổi sáng?


    Khoai lang không chỉ ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người như caroten, vitamin D, vitamin B2, vitamin C, vitamin E và hơn 10 loại khoáng chất như kali, sắt, đồng, selen, canxi, vv. Nó được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là “thực phẩm chăm sóc sức khỏe có dinh dưỡng cân bằng nhất”.


    Tăng cường khả năng chống bệnh

    Xác suất mắc bệnh của mỗi người liên quan đến tuổi tác, cũng như khả năng kháng bệnh cụ thể của người đó, việc thiết lập hàng rào mô miễn dịch chủ yếu liên quan đến dinh dưỡng mà người đó tiếp nhận. Ảnh minh họa: Internet

    Hàm lượng nguyên tố vi lượng và các loại khoáng chất trong khoai lang cao, những chất dinh dưỡng này có tác dụng nuôi dưỡng tế bào miễn dịch tái tạo và phục hồi, ăn một ít khoai lang có thể nâng cao hiệu quả sức đề kháng bệnh tật của cơ thể.

    Bảo vệ sức khỏe tim mạch và não

    Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, axit folic, caroten và kali.

    Nó có thể tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, duy trì sự cân bằng của chất điện giải và dịch tế bào, giúp làm sạch các mảng bám dư thừa trong mạch máu, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não.

    Làm đẹp và chăm sóc da

    Khoai lang rất giàu chất nhầy trong 1 số loại protein, có tác dụng bảo vệ đặc biệt đối với cơ thể con người, có thể bảo vệ tính đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa một số chất lắng đọng trên thành động mạch gây xơ vữa động mạch.

    Ngoài ra, khoai lang còn chứa axit chlorogenic, có thể ức chế sản xuất melanin, ngăn ngừa sự xuất hiện của tàn nhang và nám da. Vì thế, phụ nữ có thể sử dụng khoai lang để làm đẹp và chăm sóc da.
    Ảnh minh họa: Internet

    Có thể phòng và trị táo bón

    Cellulose chứa trong khoai lang chủ yếu là chất xơ hòa tan trong nước, có thể hấp thụ nước và phồng trong ruột của con người, làm cho chất thải mềm và tăng thể tích của nó; cellulose không tan trong nước có trong khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, làm cho chất thải ra khỏi con người một cách dễ dàng.

    Do đó, khoai lang không chỉ có thể ngăn ngừa táo bón mà còn là “thần dược” trị táo bón.

    Làm chậm quá trình lão hóa

    Khoai lang là thực phẩm rất bổ dưỡng, ăn thường xuyên có thể làm chậm quá trình lão hóa. Trong khoai lang có một thành phần đặc biệt gọi là dehydroepiandrosterone, khi đi vào cơ thể có thể làm chậm quá trình lão hóa.

    Vì vậy, đối với các bạn nữ, nên thường xuyên ăn khoai lang, tuy có thể không làm người ta trẻ ra nhưng có thể khiến bạn già đi từ từ.

    Cải thiện tiêu hóa

    Khoai lang có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa rất tốt, bởi trong khoai lang rất giàu các thành phần chất xơ và pectin.

    Những chất này có thể thúc đẩy hiệu quả quá trình bài tiết dịch tiêu hóa của ruột và nhu động của dạ dày, có tác dụng phòng ngừa và điều trị táo bón cực kỳ rõ rệt.

    Giảm cân
    Ảnh minh họa: Internet

    Khoai lang có hàm lượng chất béo rất thấp, hàm lượng calo cũng rất thấp, trong khoai lang có rất nhiều chất xơ, có thể cải thiện cảm giác no sau khi ăn rất hiệu quả.

    Người giảm cân đúng cách sử dụng khoai lang như một loại thực phẩm thay thế lương thực chính, có thể làm giảm lượng calo hấp thụ của các thực phẩm khác, thúc đẩy quá trình giảm cân.

    Chống đột quỵ

    Khoai lang còn có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não do trong cuộc sống hàng ngày có thể do người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng natri cao. Khoai lang chứa nhiều kali, có thể làm giảm hàm lượng natri trong cơ thể.

    Nó có thể được mô tả như một loại thực phẩm giàu kali và ít natri. Và các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng ăn khoai lang có thể giảm xác suất đột quỵ xuống 20%.
    Vinahealth
    ✇Nông Thôn Việt

    Dạ yến thảo


    Hoa Dạ yến thảo hay còn gọi là Dã yên thảo (Petunia) là loài hoa đẹp có thể trồng được quanh năm.
    Giống này dạng cây bụi, có thể trồng trong nhà, chậu nhỏ hoặc ngoài sân vườn.

    Hoa dạ yến thảo có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu lại có vẻ đẹp riêng. Nếu bạn biết cách trồng dạ yến thảo và chăm sóc chúng tốt thì cả 4 mùa đều cho hoa.

    ✇Nông Thôn Việt

    Cúc Vạn Thọ Châu Phi ( Tagetes erecta )

    Cúc Vạn Thọ Châu Phi


    Còn có biệt danh Sweet Cream , cho hoa to  ( 7-10 cm ) màu trắng ngà như sữa .



    Mã :TAG00172
    Tiếng Anh:Vanilla Marigold - African
    Khoa học: Tagetes erecta
    Họ : Cúc
    Cao: 45 cm
    Nhiệt độ : 24-27 C
    Chịu hạn : Tốt
    Hạt : ~ 300 hạt/g.
    Nẩy mầm : 3-7 ngày.


    Formerly known as Sweet Cream and actually resembles sweet creamy farm milk—outstanding off-white color. Profuse large 3–4" double blooms on stocky 18" plants until frost. Use for cutting or keep deadheaded to maintain Vanilla’s classy good looks. Annual.


    Culture: Fast and easy to grow from seed. Sow after soil has warmed, or inside in a warm (75–80°) spot, 3 weeks before setting out after danger of frost. Likes heat and full sun. Tolerant to drought. ~300 seeds/g unless otherwise noted.

    ✇Nông Thôn Việt

    Xử lý hoa giấy ra hoa quanh năm?



    Cách xử lý hoa giấy ra hoa quanh năm

    Hoa giấy là loài hoa “hữu sắc vô hương”. Có nhiều loại hoa khác nhau, từ đơn tính (hoa một màu) đến loài lưỡng tính (hai màu). Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:

    http://www.thaomocgarden.com/search/?q=Hoa


     Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).
    - Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.
    - Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.
    - Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.
    - Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.
    - Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.
    - Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.
    - Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.
    - Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
    - Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.


    Hoa thơm cỏ lạ
     

    ✇Nông Thôn Việt

    Trồng rác rau củ thành thực phẩm sạch



    Thay vì vứt đầu của hành tỏi, cà rốt, cần tây... vào thùng rác, bạn có thể trồng chúng thành rau sạch cho gia đình.



    1. Tỏi

    Khi tỏi đã mọc mầm, chồi xanh đắng và khó có thể nấu nướng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể đặt chúng trong một cái ly có ít nước. Lá mọc lên sẽ đỡ mùi hơn so với tép tỏi và thành phần lý tưởng cho các món salad, mì ống, khoai tây nướng, xà lách hoặc trang trí món ăn.

    Để thực hiện, bạn hãy lấy một cốc thủy tinh cũ, đặt tép tỏi mọc mầm vào trong và đổ nước. Nên nhớ là mực nước chỉ cần qua phần gốc của tép tỏi. Quá nhiều nước sẽ làm nước đục, có mùi và củ tỏi sẽ bị thối. Thường xuyên thay nước.

    Tỏi mọc mầm rất nhanh. Bắt đầu thu hoạch lá khi có 2-3 mầm mọc lên hoặc các mầm cao khoảng 8 cm. Đừng để quá 3 lá trên một củ tỏi.



    Ảnh: wonderhowto.


    2. Cà rốt

    Khi gọt cà rốt, bạn thường cắt bỏ đầu. Thực tế đầu củ cà rốt phát triển rất nhanh nếu được đặt trong một cái hộp có ít nước và hấp thụ ánh sáng nhẹ nhàng. Bạn không chỉ có một bình trang trí thú vị mà còn có thể lấy các ngọn xanh dùng như rau mùi bỏ vào món súp, cho vào nước ép hoa quả. Sau 3 tháng trồng sẽ cho củ.

    Để thực hiện, chọn cà rốt tươi, già (không dùng loại non). Cắt đầu cà rốt khoảng 4 cm, đặt trong một hộp cạn và úp mặt cắt xuống dưới. Đổ nước ngấm nửa củ. Đặt hộp bên cửa sổ, ban công, nơi có nhiều ánh sáng. Thêm nước vào khi hộp khô. Cà rốt sẽ nảy mầm sau khoảng 1-2 tuần.



    Ảnh: wonderhowto.


    3. Húng quế

    Giâm vài cọng húng quế dài độ 10 cm vào một cốc nước và đặt nó ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Khi rễ dài khoảng 5 cm, bạn có thể trồng chúng trong chậu. Thay nước thường xuyên và đặt nơi ánh sáng trực tiếp, ít nhất được 6 tiếng mỗi ngày.



    Ảnh: wonderhowto.


    4. Hành lá

    Chỉ khoảng 5 ngày bạn có thể có một chậu hành lá từ những củ đã dùng rồi. Thực hiện nó bằng cách dùng những củ hành tươi, cắt khoảng 2,5 cm rồi nhúng vào một cốc nước.



    [Ảnh: wonderhowto.


    5. Rau diếp

    Nếu bạn vẫn giữ lại được gốc của cây rau diếp thì hãy đặt nó vào một bát, đổ khoảng 1 cm nước và đặt bên cửa sổ. Sau 2 tuần cây nẩy lá mới và từ 3 đến 4 tuần trở đi sẽ có rau thu hoạch.



    Ảnh: wonderhowto.


    6. Cải thìa

    Cũng giống như rau diếp, rau cải thìa có thể mọc bằng cách đặt đầu vào trong nước để nơi có ánh sáng. Trong một hoặc hai tuần, bạn có thể trồng nó vào một chậu đất và nó sẽ mọc lên như cây mới.



    Ảnh: wonderhowto.


    7. Hành tây

    Trồng đầu củ hành tây bỏ đi vào một chậu đất, để ở nơi râm mát. Bạn có thể thu hoạch lá tươi hoặc chờ cho đến khi nó phát triển thành củ mới. Một khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ chẳng bao giờ phải mua hành tây hoặc hạt giống.



    Ảnh: wonderhowto.


    8. Cần tây

    Cắm chân cây cần tây vào bát có một ít nước. Sau 5-7 ngày, mang cần tây ra trồng vào đất, để ở nơi có ánh sáng. Sau khoảng 3-4 tuần, chắc chắn cây cần tây sẽ mọc lá xum xuê.



    Ảnh: wonderhowto.


    9. Nấm

    Phủ kín chân nấm rơm trong đất có trộn phân hữu cơ hoặc bã cà phê. Giữ cho nó sống trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ. Làm đúng kỹ thuật và may mắn có thể vài ngày sau các chân nấm mới sẽ mọc lên.



    Ảnh: wonderhowto.


    10. Rau mùi

    Giống như húng quế, rau mùi sẽ ra rễ nếu được đặt trong một ly nước. Một khi các rễ đủ dài thì trồng chúng ra một chậu đất to hơn. Sau vài tuần các nhánh mới sẽ mọc và từ đó bạn sẽ có rau ăn liên tục.



    Ảnh: wonderhowto.


    Phan Dương (theo wonderhowto)

    ✇Nông Thôn Việt

    Sản xuất điện bằng ốc sên


    "Trong tương lai pin nhiên liệu có thể hoạt động bên trong cơ thể những động vật bé nhỏ như côn trùng, ốc sên, giun để cung cấp điện cho các cảm biến và thiết bị phát tín hiệu", giáo sư Katz bình luận.



    Đường trong máu của một con ốc sên được tận dụng để tạo ra điện cho những điện cực đặc biệt trong cơ thể nó. Ý nghĩa của phát hiện này là một ngày nào đó cơ thể chúng ta cũng sẽ làm ra điện.

    Evgeny Katz, một giáo sư hóa học của Đại học Clarkson tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp dùng giấy Bucky - một vật liệu có khả năng dẫn điện được tạo nên từ những ống nano carbon - để chế tạo các điện cực siêu nhỏ. Với sự tác động của một số enzyme nhất định, các điện cực có thể tạo ra điện bằng cách sử dụng đường glucose và oxy trong máu của ốc sên, Innovation News Daily đưa tin.Sau đó nhóm nghiên cứu cấy các điện cực vào cơ thể ốc sên. Với sự hiện diện của các điện cực, ốc sên có thể bò khắp mọi nơi và sống bình thường mà vẫn sản xuất điện.


    "Con ốc sên của chúng tôi sống được vài tháng sau khi chúng tôi cấy điện cực vào cơ thể nó. Trong khoảng thời gian ấy nó thực hiện mọi hành vi như bò, ăn, uống", Katz phát biểu.

    Lượng điện mà ốc sên sản xuất nhỏ hơn rất nhiều so với một quả pin AAA, song nhóm của Katz hy vọng lượng điện sẽ tăng trong các thử nghiệm sắp tới.


    Đây là lần đầu tiên giới khoa học chứng minh được rằng cơ thể động vật sống có thể tạo ra điện một cách bền vững trong vài tháng. Nếu những con ốc sên có thể sản xuất lượng điện đủ lớn để vận hành những thiết bị điện tử nhỏ xíu, chúng có thể mang theo cảm biến, máy dò để ngăn chặn những âm mưu khủng bố. Như vậy, ốc sên vừa là pin sống, vừa là "tai" và "mắt" của lực lượng an ninh.

    Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tài trợ một nghiên cứu nhằm sản xuất điện từ động tác đập cánh của con gián. Nhược điểm của phương pháp này là quá trình sản xuất điện sẽ gián đoạn nếu gián ngừng đập cánh. Ngược lại, những quả pin nhiên liệu trong cơ thể động vật có khả năng sản xuất điện liên tục khi động vật còn sống.

    "Một ngày nào đó pin nhiên liệu sử dụng đường glucose sẽ cấp điện cho những thiết bị được cấy vào cơ thể người", Katz tuyên bố.

    Theo VnExpress
    ❌