Reading view

There are new articles available, click to refresh the page.
✇Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Người ăn xin giàu nhất thế giới” có tài sản hơn 1 triệu USD



Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn mày.

Bharat Jain được mệnh danh là người ăn xin giàu nhất thế giới. Tài sản của anh này hiện đã là 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng), tất cả đều nhờ việc anh đi ăn xin từ những người qua đường. Tuy đã là triệu phú nhưng Bharat vẫn hằng ngày lang thang ăn xin trên đường phố Mumbai, Ấn Độ.


Trong khi nhiều người ở Ấn Độ phải làm lụng vất vả nhiều giờ mỗi ngày mới kiếm được vài trăm rupee thì Bharat đút túi 2.000-2.500 rupee (khoảng 570.000 đến 700.000 đồng) trong vòng 10 đến 12 giờ đi ăn xin.




Bharat Jain vẫn tiếp tục công việc ăn xin dù sở hữu tài sản lên tới 1 triệu USD. Ảnh minh hoạ: Brijesh Nirmal/Unsplash.

Mỗi tháng, Brahat kiếm được từ 60.000 - 75.000 rupee (khoảng 17 đến 21,5 triệu đồng). Ngoài tiền ăn xin, anh còn có hai cửa hàng cho thuê ở Thane với doanh thu 30.000 rupee (khoảng 8,6 triệu đồng) mỗi tháng. Ngôi nhà hai phòng ngủ của anh ở Mumbai trị giá hơn 12 triệu rupee (gần 3,5 tỷ đồng).
Brahat sống cùng gia đình gồm vợ, hai con trai, anh trai và cha ở Mumbai. Theo tờ Economic Times, Bharat không đủ khả năng đi học nên phải đi ăn xin để kiếm sống. Nhờ tài sản 1 triệu USD, các con của anh không phải chịu cảnh thất học như cha mà được học trường của tu viện. Các thành viên khác trong gia đình làm chủ một cửa hiệu văn phòng phẩm.
Chính vì thế, nhiều người đã khuyên anh nên ngừng công việc ăn mày và sống thoải mái. Tuy nhiên, Bharat không để ý đến lời khuyên này và vẫn tiếp tục ra đường ăn xin mỗi ngày.

Thảo Nguyên (Theo OC)

✇Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Elon Musk đang cho thấy tài năng quản trị doanh nghiệp thiên bẩm của mình khi mạng xã hội Twitter vẫn vận hành được dù bị cắt giảm phần lớn nhân sự.

 

Kể từ khi chính thức tiếp quản Twitter vào cuối tháng 10 năm ngoái, một trong các thay đổi lớn nhất mà ông Elon Musk thực hiện đối với mạng xã hội này là nhân sự. Khoảng 6.500 nhân viên, tương đương 80% nhân sự Twitter đã bị cắt giảm chỉ trong vòng 6 tháng sau khi ông Musk lên nắm quyền.

Theo một nguồn tin nội bộ, giờ đây Twitter chỉ còn gần 1.500 người bao gồm 2 nhà thiết kế, 6 nhà phát triển iOS, 20 nhà phát triển web cùng khoảng 1.400 nhân viên kinh doanh và vận hành.

Nhưng điều kinh ngạc hơn cả là cho dù sa thải phần lớn nhân sự đến như vậy, website Twitter vẫn hoạt động gần như bình thường – tất nhiên ngoại trừ một vài sự cố và lỗi kỹ thuật vặt vãnh, hầu như mọi hoạt động của hệ thống vẫn diễn ra tương đối bình thường trong suốt thời gian đó.

Tại sao họ có thể làm được điều đó?

Trên thực tế, đã bao giờ bạn thấy thắc mắc tại sao nhiều công ty công nghệ tưởng chừng đơn giản lại cần đến hàng chục nghìn nhân viên chưa? Có thể công ty đó cần đến một đội ngũ đông đảo người làm kinh doanh cũng như vận hành, hỗ trợ công nghệ, nhưng thông thường nguyên nhân đến từ một định luật có tên gọi Định luật Parkinson.

Ông Cyril Northcote Parkinson, người xây dựng nên Định luật mang tên ông

Được lấy tên theo người tìm ra nó, nhà sử học Cyril Northcote Parkinson, định luật này cho rằng các công việc ngay cả đơn giản cũng có xu hướng mở rộng ra, chiếm hết thời gian, ngân sách và nhân lực được phân bổ cho nó – cho dù có bao nhiêu người được phân bổ công việc này, họ vẫn luôn cảm thấy bận rộn khi hoàn thành nó.

Họ cảm thấy bận rộn bởi vì khi có quá thừa thời gian – hay thời gian rảnh rỗi – trong hệ thống, họ sẽ bắt đầu tập trung vào những nhiệm vụ ngày càng ít quan trọng hơn.

Đây là cách nó thể hiện ở cấp độ một cá nhân:

Giả sử bạn có một tuần để hoàn thành một báo cáo nào đó.

Nhưng trên thực tế, bạn chỉ cần khoảng 5 tiếng đồng hồ để hoàn thành báo cáo đó nếu thực sự tập trung và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, vì bạn biết mình có một tuần để hoàn thành nó, bạn sẽ có xu hướng dành thời gian để làm nó hơn mức cần thiết.

Định luật Parkinson là lý do tại sao mọi người thường trở nên năng suất khi sát đến deadline.

Bạn trở nên phân tâm hơn, nghỉ giải lao lâu hơn và có thể quyết định thêm nhiều chi tiết, bảng biểu khác đôi khi không cần thiết. Về cơ bản, tác vụ này trở nên phức tạp hơn, tiêu tốn thời gian hơn chỉ bởi vì bạn có nhiều thời gian để làm nó hơn.

Đây là cách nó thể hiện ở cấp độ một tổ chức:

Giả sử đó là một công ty công nghệ lớn. Một công ty mạng xã hội với nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban lại có nhiệm vụ riêng phải hoàn thành để đóng góp vào năng suất chung của công ty.

Giả sử, mỗi phòng ban lại có một ngân sách riêng và thời gian nhất định để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong một năm .

Theo định luật Parkinson, mỗi bộ phận sẽ sử dụng toàn bộ ngân sách và thời gian được phân bổ, ngay cả khi các nhiệm vụ đó lẽ ra có thể được hoàn thành với thời gian và ngân sách ít hơn. Đó là bởi vì khi các nguồn lực và thời gian tăng lên, các phòng ban có xu hướng trở nên phức tạp hơn và ít hiệu quả hơn.

Ví dụ, một bộ phận nào đó sẽ bổ sung thêm các bước khác trong quy trình của mình, đòi hỏi phải có nhiều sự phê chuẩn hơn và nhiều công việc giấy tờ hơn, cuối cùng làm chậm lại cả quá trình. Hoặc nó có thể sử dụng toàn bộ ngân sách để bổ sung nhân sự và thiết bị không cần thiết thay vì cải thiện hoặc gia tăng năng suất.

Ngoài ra các phòng ban cũng muốn sử dụng hết ngân sách được phân bổ bởi vì điều đó sẽ được dùng làm căn cứ để phân bổ ngân sách lớn hơn cho năm sau, khi nhiều tổ chức thường phân bổ ngân sách cho các phòng ban dựa trên mức chi tiêu của năm trước đó. Đó là một hiện tượng thường được gọi là "tiêu hết tiền hoặc mất tiền" trong các tổ chức phức tạp quy mô lớn.

Sự kém hiệu quả này cũng thường kéo theo sự thừa thãi nhân sự. Khi một phòng ban trở nên đông đúc hơn, nó cũng bổ sung thêm nhiều vị trí quản lý không thật sự cần thiết. Nhiều cấp bậc quản lý hơn, sẽ tạo ra nhiều tầng lớp quan liêu hơn không mang lại hiệu suất và cũng làm chậm quá trình ra quyết định.

Ông Musk cũng từng nói đến điều này trên một dòng tweet của mình vài năm trước.

Định luật Parkinson là lời giải thích tại sao các tập đoàn lớn thường trở nên kém hiệu quả, kém sáng tạo hơn theo thời gian. Xu hướng trở nên quan liêu hơn khi bộ máy quản lý và tổ chức trở nên phức tạp hơn giống như một con sán dây ăn mòn dần vào các tập đoàn và công ty lớn.

Twitter: Minh chứng cho tài năng quản trị của ông Elon Musk

Trong quản trị còn một nguyên tắc thú vị khác có tên 80-20 (hay Nguyên tắc Pareto) cho rằng: khoảng 80% kết quả do 20% nguyên nhân tạo ra. Đối với một công ty, 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu, 20% nhân viên tạo ra 80% kết quả, 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng. Là một trong những nhà quản trị doanh nghiệp tài ba nhất thế giới, gần như chắc chắn ông Musk cũng không xa lạ gì điều này.

Đối với Twitter, quyết định loại bỏ 80% nhân sự của ông Musk dường như đã được từ trước. Từ giữa tháng 10 năm 2022, vài tuần trước khi chính thức tiếp quản Twitter, một số báo cáo cho biết, ông Musk có kế hoạch cắt giảm 75% nhân sự hiện có của công ty. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông Musk đã phủ nhận các báo cáo này.

Đến giữa tháng 11 năm 2022, ông Musk lại đăng một dòng tweet cho biết, Twitter chỉ cần chưa đến 20% các microservice để hoạt động. Cắt giảm các microservice đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải cắt giảm một số lượng lớn các lập trình viên phát triển và duy trì các microservice đó.


✇Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Lá ổi được rao bán giá cao vẫn có nhiều khách hàng mua bởi công dụng tốt cho sức khỏe của chúng đem lại.

 Hầu như mọi người đều biết đến quả ổi là loại hoa quả giàu vitamin và chất xơ, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá ổi cũng là một vị thuốc trong Đông y, giúp chữa một số bệnh rất hiệu quả.

Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua, tính ấm, công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng.

Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa đại tiện lỏng, lỵ mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, đái tháo đường...

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài, kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha, ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như chè, gừng…

Trong lá ổi có nhiều hoạt chất berbagia có khả năng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và cầm tiêu chảy hiệu quả. Ngoài ra nghiên cứu dược lý cũng cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ, vỏ thân... đều đem lại những ích lợi tuyệt vời cho sức khỏe, có thể hỗ trợ trong việc giảm cân, điều trị dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát bệnh tiểu đường…



Lá ổi khô đang được rao bán giá đến 90.000 đồng/kg.

Nhận biết các công dụng này của lá ổi, anh Minh (TP.HCM) đã đi thu gom lá ổi non về để bán cho những người có nhu cầu. “Tôi thường bán các loại cây dược liệu có trong tự nhiên, khách ở các tỉnh biết đến tôi rất nhiều. Tôi bán chủ yếu là lá ổi khô, còn lá ổi tươi thì ai đặt hàng mới nhận vì không thể bảo quản lâu”, anh chia sẻ.

Theo anh Minh, lá ổi khô hiện tại anh đang bán giá 90.000 đồng/kg. Lá ổi thường được mua về sắc uống, nhiều chị em chuộng vì nó có công dụng giảm cân rất hiệu quả. Vì vậy, có ngày anh bán được cả chục cân lá ổi khô.

Anh cho biết: “Lá ổi khô có thể bảo quản lâu dài, người dùng mua về để nơi khô ráo thoáng mát là được. Tránh để những nơi ẩm ướt, lá sẽ bị mốc và ảnh hưởng đến chất lượng và công dụng của chúng”.

Ngoài ra, một số khách hàng lựa chọn loại lá ổi tươi để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Với loại lá tươi, nhiều người còn ăn trực tiếp để chữa tiêu chảy. Tuy nhiên, lá ổi tươi anh chỉ gửi cho một số tỉnh ở gần khu vực mình sinh sống, còn nếu ở xa quá, thời gian vận chuyển lâu anh sẽ không gửi vì chúng sẽ héo hoặc hỏng trong quá trình vận chuyển.

“Hơn chục năm trước khi còn ở quê, cây ổi sẵn trong vườn nhà, mỗi lần trong nhà ai bị tiêu chảy sẽ ra hái búp ổi non, rửa sạch nấu nước uống hoặc có thể ăn trực tiếp. Nó hiệu quả thật. Nhưng giờ sống ở thành phố, việc tìm kiếm một cây ổi không hề dễ dàng gì, tôi phải đặt mua lá ổi non và búp ổi khô về để cả nhà dùng khi cần”, bà Hường (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Bà cho biết loại lá này về quê có thể xin nhưng để tiện sử dụng hơn, bà mua luôn một cân về sử dụng dần, không mất nhiều công sức.

Trên thị trường, người dùng còn thấy những người bán loại trà làm từ lá ổi với mức giá lên đến vài trăm nghìn đồng/kg. Loại trà này được quảng cáo giúp giấc ngủ ngon, kiểm soát đường huyết tốt...


✇Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Kinh doanh cây cảnh



Nghề trồng cây, hoa cảnh không khó, nhưng đòi hỏi tính tỉ mỉ và đam mê. Để trồng và kinh doanh cây cảnh ở nông thôn, bạn cần chuẩn bị những việc sau.


1. Tìm hiểu về cây cảnh, cách trồng và chăm sóc cây cảnh

Trước khi trồng và kinh doanh cây cảnh, bạn phải dành thời gian tìm hiểu về cây cảnh, cách trồng cũng như chăm sóc, uốn tạo dáng các loại cây. Bạn có thể tìm đến những người trồng cây cảnh lâu năm để học hỏi kinh nghiệm hoặc mua sách báo tìm hiểu, xem thông tin trên mạng, nhờ sự hỗ trợ kiến thức từ các hiệp hội nông dân…

Bạn phải tìm hiểu các loại cây thường trồng làm cây cảnh, giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn uốn cây, cách chăm bón khác nhau cũng như tìm hiểu các thế bonsai phổ biến, các thế cây cảnh được ưa chuộng…

Cây cảnh thường có 2 loại chính là cây cảnh bonsai và cây ăn quả. Cây cảnh rất đa dạng từ cây cảnh to để sân vườn đến cây cảnh mini để bàn, trang trí phòng, bàn làm việc…

Kỹ thuật trồng cây cảnh dù có tốt, có kỹ lưỡng tới đâu nhưng nếu không cắt tỉa, đặc biệt là không chú ý uốn cành tạo dáng, cây cảnh bonsai sẽ phát triển không đẹp, không mang tính nghệ thuật. Bên cạnh đó, mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động.

2. Nghiên cứu thị trường, tìm thị trường tiêu thụ

Khi đã có kiến thức về cây cảnh, cách trồng và chăm sóc, uốn cây, các thế bonsai thì bạn cần nghiên cứu thị trường, xem khu vực xung quanh bạn đã có nhiều người trồng và kinh doanh cây cảnh hay chưa, khách hàng tiềm năng, giá cả sản phẩm…

Từ đó tìm ra cho mình con đường mới để có thể phát triển và cạnh tranh với những đối thủ đã có. Bên cạnh đó bạn phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm để công việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Ví dụ đối tượng bạn hướng đến là dân văn phòng mua cây cảnh trang trí bàn làm việc, phong thủy hay trang trí nhà cửa, trang trí sân vườn…

3. Chuẩn bị vốn

Vốn để trồng và kinh doanh cây cảnh không cần quá lớn, vốn nhỏ làm nhỏ, vốn lớn làm lớn, ban đầu khi mới làm quen, bạn chỉ cần mua ít cây cảnh để trồng và chăm bón, uốn cây, khi đã có kinh nghiệm và có đầu ra ổn định thì bạn mở rộng dần ra.

Vốn ban đầu dùng để mua cây, mua chậu cảnh và đất đai, phân bón cũng như cần có không gian rộng để bắt đầu trồng chăm sóc cây cảnh.

Nếu chưa có đất rộng để trồng cây cảnh thì bạn phải đi thuê mặt bằng, nên chọn nơi rộng rãi, thuận lợi cả về nguồn nước, khí hậu… Giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển cây cảnh, đất đai, phân bón trong quá trình trồng và kinh doanh.

4. Mua cây giống, bồn cây, phân bón

Có rất nhiều nơi bạn có thể liên hệ tìm mua cây cảnh giống như từ Đà Lạt, Sapa… và các vườn cây cảnh khác trong vùng cũng như ngoại tỉnh. Bạn cần có kiến thức và khả năng lựa chọn các giống cây quý hoặc được khách hàng yêu thích, dễ trồng để thuận lợi cho việc kinh doanh sau này.

Nuôi dưỡng không gian xanh trong phòng làm việc và các căn hộ đang là xu hướng sống xanh được nhiều người hướng đến. Bạn nên chọn giống cây phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở thành phố hiện nay các loại cây được yêu thích thường là các cây thân cỏ, dễ chăm sóc, không yêu cầu kinh nghiệm hoặc kỹ thuật chăm bón cao…

5. Quảng cáo, kinh doanh



Trong quá trình chăm sóc, trồng cây cảnh kinh doanh, bạn nên quảng cáo mạnh cả trực tiếp và online, tận dụng những lợi thế của mạng xã hội để nhiều người biết đến sản phẩm của bạn hơn. Chú ý khâu vận chuyển hàng hóa, cây cảnh đến khách hàng, tư vấn nhiệt tình, sản phẩm tốt chắc chắn sẽ có nhiều khách quen tìm đến với bạn.

✇Khởi Nghiệp Kinh Doanh

Bán dừa sáp kiếm tiền triệu mỗi ngày



Dừa sáp có mặt ở Giồng Cây Xanh, Trà Vinh khoảng những năm 1960. Có tài liệu khác cho rằng loại cây cho quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gene hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.

Từng làm nhân viên xuất nhập khẩu 8 năm liền cho công ty ở TP HCM, nhưng Nguyễn Văn Tùng quê ở Trà Vinh cảm thấy không có nhiều đam mê với công việc này, nên quyết định nghỉ việc để theo đuổi công việc kinh doanh riêng.

Năm 2016, Tùng bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, tuy nhiên, mọi thứ không như chàng trai 8x này nghĩ vì dừa sáp nguồn cung ít, lại hay bị ảnh hưởng thời tiết nên giá cao, nhiều cửa hàng trái cây nhập về bán nhưng khá kén khách. Thời gian đầu Tùng chịu lỗ vài chục triệu đồng vì phải cho khách ký gửi hàng, khi nào bán được họ mới trả tiền, trong khi đó sản phẩm này chỉ bảo quản được 10-15 ngày nên để lâu dễ bị hư hỏng. Đặc biệt, nếu cửa hàng không bán được mà trả lại thì dừa để lâu cũng đành bỏ đi chứ không sử dụng được nữa.






“Thời điểm đầu khá khó khăn, một mình nhập hàng rồi giao hàng… tất cả mọi việc đều một tay mình làm nhưng không đâu ra đâu. Thế nhưng, tôi quyết tâm không bỏ cuộc giữa chừng và kiên trì theo đuổi sang đến tháng thứ 3 thì sản phẩm bắt đầu được khách hàng tiếp nhận và có lãi. Ngoài việc thu gom nguồn hàng bên ngoài thì gia đình tôi có khoảng gần 1ha dừa sáp nên việc tạo nguồn hàng dễ dàng hơn”, chàng trai 8x bộc bạch.

Một trái dừa Tùng bán ra với giá 250.000 đồng, thời gian đầu mỗi ngày chỉ bán được khoảng 10 trái. Thấy sản lượng cung ứng ít, Tùng quyết định mở bán thêm tại các chợ phiên hay trên kênh online, đồng thời chế biến ra sản phẩm sinh tố dừa sáp bán trên kênh này với giá 30.000 đồng một ly. Nhờ kết hợp nhiều kênh, giờ đây mỗi ngày chàng trai này cung ứng ra thị trường 100 trái dừa sáp, thu về gần 25 triệu đồng mỗi ngày. Sau khi trừ chi phí mua hàng và lương nhân viên, Tùng lãi hơn triệu đồng một ngày. Sắp tới, để sản phẩm được biết đến rộng rãi Tùng sẽ tìm cách giới thiệu hàng ở siêu thị, đồng thời mở thêm cửa hàng riêng để quảng bá và bán sản phẩm.

“Sở dĩ dừa sáp có giá cao là vì chúng chỉ cho ra trái sáp trong 5 năm chứ không có thể thu hoạch được trên 30 năm như dừa thường. Điều đặc biệt là dừa sáp chỉ có thể trồng được ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Nếu đem đi nơi khác trồng sẽ không thể cho ra trái sáp. Thông thường một buồng dừa 12 quả, chỉ có khoảng 3-4 quả dừa sáp, thậm chí có khi không có quả sáp nào”, Tùng cho biết và kỳ vọng sẽ giúp sản phẩm dừa sáp của quê hương được người dân từ nhiều vùng miền biết đến trong thời gian tới, đồng thời có thể xuất khẩu đi nước ngoài.

Chia sẻ về sự khác biệt của dừa sáp với dừa thường, Tùng cho biết, dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường; nước dừa đặc lại trong veo như sương sa. Loại này chỉ trồng được ở Cầu Kè (Trà Vinh). Dừa sáp có công dụng tốt cho sức khỏe, vì có tính mát cao.
❌