Mới đây, theo truyền thông đưa tin, Kilo - một startup hoạt động
trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B (Business to Business) tại Việt
Nam đã ngừng hoạt động. Đáng chú ý, năm 2021, startup này từng huy động
thành công 5 triệu USD cho vòng gọi vốn pre-Series A.
Bên cạnh đó, thông tin từ cổng đăng ký kinh doanh cũng cho thấy công
ty TNHH Kilo MDC đang ở trạng thái tạm ngừng kinh doanh. Công ty này
được thành lập vào tháng 9/2022 và đặt địa chỉ tại 48A Võ Văn Tần,
Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Giám đốc kiêm người đại diện
theo pháp luật là bà Trần Thị Bích Thủy, sinh năm 1989.
Kilo là startup được ra mắt vào năm 2020, người sáng lập Kilo là ông
Kartick Narayan - cựu CMO của Groupon, Phó chủ tịch Coupang và Giám đốc
kinh doanh của nền tảng thương mại điện tử Tiki. Kilo là một nền tảng
giúp kết nối nhà bán buôn với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ngoài ra, nền tảng này cũng có thể giúp các nhà bán lẻ quản lý hoạt động
kinh doanh của mình trên nhiều kênh bán hàng.
Năm 2021, startup này đã huy động thành công 5 triệu USD vốn đầu tư
trong vòng pre-Series A do Altos Ventures và January Capital dẫn đầu.
Các nhà đầu tư như Goodwater Capital, Ascend Vietnam Ventures, Decisive
Capital Management, Ratio Ventures và một số nhà đầu tư thiên thần khác
cũng tham gia góp vốn.
Tại thời điểm đó, công ty cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để phát
triển đội ngũ, bổ sung các tính năng như tài chính, hậu cần và tạo cửa
hàng trực tuyến tự phục vụ cho các các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa.
Người sáng lập Kilo, ông Kartick Narayan khi đó đã từng phát biểu
rằng nền tảng này không chỉ cần đổi mới vượt trội, mà còn cần phải sẵn
sàng tiếp cận và giải quyết các vấn đề tồn đọng trên thị trường bằng các
giải pháp khác biệt.
Ông Kartick Narayan - người sáng lập Kilo.
Mặc dù việc thành lập Kilo chỉ là lần đầu tiên Kartick Narayan thử
sức với lĩnh vực khởi nghiệp. Tuy nhiên, trước đó ông đã có kinh nghiệm
dày dặn trong lĩnh vực thương mại điện tử, từng làm việc tại các công ty
công nghệ nổi tiếng như Amazon, Groupon, Coupang của Hàn Quốc, và cũng
từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Kinh doanh tại Tiki Việt Nam. Những trải
nghiệm đa dạng đã giúp ông có thêm sự cẩn trọng trong công việc, tập
trung củng cố và phát triển các sản phẩm hiện có, nhằm cải thiện và ổn
định chất lượng.
Trên thực tế, Kilo đã xây dựng được một nền tảng marketplace (sàn
giao dịch chung mà bên bán và bên mua tập trung lại), nhằm kết nối các
nhà bán buôn và nhà phân phối với các cửa hàng bán lẻ. Nền tảng này có
thể coi như một hệ thống lớn để các cửa hàng có quy mô vừa và nhỏ cùng
tham gia và xây dựng nguồn hàng, được hỗ trợ minh bạch về giá cả, về
phân loại mặt hàng, tình trạng tồn hàng, và không phải chịu bất kỳ rủi
ro nào về hàng tồn kho và tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, đứng trước những thách thức của thị trường và khó khăn nội
tại đã khiến startup thương mại điện tử B2B của Việt Nam này buộc phải
dừng cuộc chơi.
Theo các chuyên gia phân tích, sự thất bại của các mô hình thương mại
điện tử B2B tại Việt Nam hầu hết đều nằm trong các vấn đề nội tại của
doanh nghiệp. Các nền tảng này thường yếu trong khả năng truyền thông,
hạn chế trong việc dùng các công cụ mạng xã hội để lan tỏa website của
mình. Bên cạnh đó, giao diện website, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu,
chưa có được sự thân thiện và tính năng hấp dẫn trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của
các nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam đó là vấn đề tiền. Chi
phí để xây dựng một sàn thương mại điện tử thường rất cao. Để xây dựng
một website thương mại điện tử, các công ty phải có được một nền tảng
thương mại ổn định và đầy đủ tính năng từ hiển thị sản phẩm đến mua
hàng, công thanh toán…
Thương mại điện tử là một cuộc chơi mà ở đó không dành cho những người ít tiền.
Trong quá khứ, nền tảng thương mại điện tử đình đám của Việt Nam là
Beyeu đã phải sớm nói lời từ biệt vào cuối năm 2015, ngay cả khi họ được
đánh giá rất cao và được sự hậu thuẫn của những doanh nghiệp tên tuổi,
kèm theo đó là những nhà đầu tư uy tín.
Nền tảng thương mại điện tử Beyeu từng nhận được kỳ vọng rất lớn.
Project Lana – đơn vị sở hữu Beyeu từng vô cùng thành công với
Webtretho. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng nhận được nguồn tiền đầu tư từ
IDG Venture. Đơn vị rất tiếng tăm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Tuy
nhiên, cuối cùng nền tảng này cũng phải đầu hàng, kèm theo đó là một lời
chia sẻ cay đắng: “Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Chúng tôi
quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp
tục cố gắng”.
Trích cồ là loài chim hoang dã quý hiếm, có màu sắc đẹp. Trước đây,
chim trích cồ thường xuất hiện nhiều ở các cánh đồng vùng chiêm trũng
đồng bằng Bắc bộ, miền Tây và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, số lượng loài chim này ngoài tự
nhiên ngày càng ít đi và trở nên quý hiếm do nạn săn bắt chim trời tràn
lan, đồng thời do môi trường thay đổi và trong quá trình trồng trọt sử
dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Hùng, trú tại Xuân Mai (Hà Nội)
cho biết, ngày trước, nông dân miền Bắc thường trồng mỗi năm 2 vụ, chim
trích cồ xuất hiện rất nhiều và thường xuyên phá lúa. Vì vậy, cứ đến mùa
lúa trổ bông, ông thường cùng gia đình ra đồng để đuổi loại chim này.
“Quê tôi gọi chim trích cồ là chim sít. Chúng phá lúa rất nhiều, nhất
là ở những mảnh ruộng sâu và khi lúa trổ bông. Vào mùa sinh sản, chúng
thường vặn cả chòm lúa để làm tổ, cắn nát hàng loạt lúa trong ruộng. Vì
vậy, tôi nhiều phen phải cầm gậy lên đồng đuổi sít. Tuy nhiên, từ những
năm 1990 trở lại đây thì tôi không còn thấy sít trên đồng nữa”, ông Hùng
nói.
Nhớ về loài chim tuổi thơ, mấy năm gần đây ông Hùng cũng tìm mua bằng được cặp chim trích cồ về nuôi tại nhà để làm cảnh.
Ông cho biết, một con chim trích cồ mới nở khoảng một tháng được ông
mua với giá 300.000 đồng. Sau khi nuôi khoảng 6 tháng, chim trổ mã có
lông cổ màu xanh mướt; mỏ, mào, chân có màu đỏ tươi sẽ được bán với giá
từ 1-1,5 triệu đồng/con.
Theo ông Hùng, thường những người chơi chim là để thưởng thức tiếng
hót nhưng riêng chim trích cồ thì nhiều người nuôi vì trọng lượng có thể
nặng từ 0,7-0,9kg/con, màu sắc đẹp và bản tính dữ tợn của chúng.
“Bản tính của loại chim này rất dữ tợn, nhất là vào mùa sinh sản. Nếu
gặp người lạ, chúng kêu điếc tai, chạy bổ đến há mỏ để mổ và dùng bàn
chân vừa dài vừa sắc nhọn như lưỡi câu đá tới tấp. Vì thế nhiều người
bảo, chúng có thể giữ nhà như chó”, ông Hùng cho hay.
Nhận thấy nhu cầu tìm mua chim trích cồ để nuôi trong nhà, nhiều hộ
gia đình đã mua về nuôi và nhân giống chim trích cồ để phát triển kinh
tế gia đình.
Môi trường nuôi trích cồ cũng không quá phức tạp, thường được nhiều
nông hộ tận dụng vườn cây ăn trái được rào chắn xung quanh là có thể
nuôi.
Trích cồ được nuôi thả lan trong vườn có thể ăn thịt cá, lúa, rau, củ
quả các loại nên không tốn nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm
sóc. Loài chim có những tiếng ré đặc biệt này khó nuôi nhất là ở giai
đoạn mới nở, lúc đó phải mớm mồi cho chim non. Sau 15 ngày, chim non
cứng cáp mới có thể tập ăn theo chim lớn.
Chia sẻ với báo Hậu Giang, anh Bùi Văn Triều, ở xã Hiệp Hưng, huyện
Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), cho biết: “Trích cồ con sau 18 tháng nuôi
sẽ bắt đầu cho sinh sản. Chim trích cồ được nuôi có thức ăn đầy đủ, môi
trường nuôi thích hợp mỗi năm có thể đẻ 3 đợt, trung bình mỗi đợt đẻ từ
2-4 trứng...".
Theo anh Triều, chim trích cồ con sau nở được bán với giá cao từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng/cặp (tùy theo ngày tuổi).
Đối với chim trích cồ loại con lớn, sau 6-7 tháng nuôi, lông chim trổ
màu xanh sẽ được bán với giá 1,5 triệu đồng/con. Trung bình một con
trích cồ mái, mỗi năm cho thu nhập từ 3-5 triệu đồng từ việc cho sinh
sản.
Thông tin trên VietNamNet, so với các loài chim hoang dã khác, trích
cồ dễ sinh sản trong không gian rộng rãi có nhiều cây cối, có ao nước.
Nếu nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp, trích cồ sẽ khó sinh sản hơn.
Về bản tính hung dữ của chim trích cồ, một người nuôi trích cồ cho
biết, đây là loài chim hoang dã và thích bảo vệ lãnh thổ nên khi đến kỳ
sinh sản loại chim này mới trở nên hung dữ còn bình thường chúng rất
hiền, có thể nuôi thả rông như gà vịt trong nhà.
Trong
thế giới động vật, mèo túi đuôi đốm nổi tiếng với quá trình giao phối
đầy bạo lực. Tuy có thân hình nhỏ bé nhưng chúng lại rất mạnh bạo và có
cách “ân ái” chẳng giống ai. Giới khoa học xem đây là một cách tra tấn,
hành hạ hơn là hưởng thụ khoái lạc như nhiều người lầm tưởng. Loài vật
được nhắc đến ở đây chính là mèo túi.
Hễ
vào mùa giao phối, mèo túi đực sẽ đi tìm bạn tình, số lượng không giới
hạn, càng nhiều càng tốt. Khi ngắm trúng con cái nào, nó sẽ ngoạm vào cổ
rồi lôi con cái đi cùng mình. Một cuộc “ân ái” của mèo túi kéo dài ít
nhất 3 tiếng cho đến 1 ngày. Suốt quá trình đó, con đực sẽ gào rú liên
tục. Âm thanh kinh hoàng đó đủ khiến bất cứ ai nghe được đều phải “lạnh
gáy”. Đâu chỉ la hét, mèo túi đực còn liên tục cắn, cào con cái.
Sau
mỗi lần giao phối, con cái thường kiệt sức mà bỏ mạng. Nếu may mắn sống
sót, chúng cũng yếu dần yếu mòn rồi ra đi sau vài tuần. Trong khi đó,
con đực cũng không khá hơn là bao, chúng sụt cân trầm trọng, rụng lông
rồi cũng bỏ mạng sau vài tuần.
Các
chuyên gia cho biết, sau mua giao phối mèo túi gần như đều sẽ chết.
Nguyên nhân dĩ nhiên là vì việc ưu tiên quan hệ hơn nghỉ ngơi của chúng.
Vào cuối mùa giao phối, mèo túi đều rơi vào tìn trạng mất ngủ, stress,
kiệt sức. Thông tin này được công bố trên Tạp chí Khoa học mở của Hiệp
hội Hoàng gia Australia, do nhóm khoa học từ Đại học Sunshine Coast và
Đại học Queenland nghiên cứu được.
Ngoài
quá trình giao phối bạo lực, mèo túi còn nổi tiếng khi là loài động vật
quý hiếm của thế giới. Chúng được phát hiện từ năm 1880 nhưng suốt 100
năm sau không hề xuất hiện. Con người đã nghi ngờ mèo túi tuyệt chủng
trong tự nhiên. Cho đến mới đây, một nông dân ở Australia đã nhìn thấy
một con mèo túi trong rừng, nhen nhóm niềm vui cho giới khoa học.
Mèo
túi đuôi đốm là động vật có túi, ăn thịt. Chúng chỉ sống ở Australia và
New Guinea. Tuổi thọ của mèo túi đuôi đốm chỉ là 2 – 5 năm, thức ăn chủ
yếu là thỏ, chim thỏ, côn trùng, thằn lằn. Có một điều đặc biệt, loài
này là thức ăn yêu thích của cóc mía, động vật ăn thịt. Chúng cũng bị
ảnh hưởng bởi các chất độc hại, tốc độ đô thị hóa nhanh.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) vừa có buổi họp với chuyên viên
phân tích và nhà đầu tư. Tại đây, ban lãnh đạo VNM dự phóng nhu cầu tiêu
thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục
về cuối năm.
Hiện,
Công ty đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Do vậy,
CTCK VNDirect kỳ vọng VNM ghi nhận biên lãi gộp cải thiện 3.2 điểm % so
với cùng kỳ trong quý 4/2023, kéo theo lãi ròng tăng 28.8 lên 2,407 tỷ
đồng. Cho cả năm 2023, lãi ròng dự kiến tăng 5.1% lên 8,955 tỷ đồng.
Trong
2024, VNDirect kỳ vọng biên lãi gộp cải thiện 1.1 điểm % so với cùng kỳ
lên mức 42% nhờ chi phí nguyên liệu đầu vào thấp hơn, kéo theo lợi
nhuận ròng tăng 8.8%. Có thể nói, biên lãi gộp của VNM đang trên đà phục
hồi trở lại mức 2021 sau 5 quý liên tiếp bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu
vào cao.
Trong dài hạn, VNM đang có sự thay đổi trong chiến dịch
tái định vị thương hiệu cũng như đội ngũ nhân sự mới nhằm giành lại thị
phần và tạo đà tăng trưởng doanh thu.
VNDirect kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2.5% và 3.6% so với cùng kỳ trong 2023-2024
Mặt
khác, VNM luôn duy trì tỷ trọng tiền mặt và khoản đầu tư ngắn hạn ổn
định ở mức 40-43% trên tổng tài sản, cho phép Công ty đưa ra mức tỷ suất
cổ tức ổn định 4-5% hàng năm. Với thị phần khoảng 50% - thống lĩnh
ngành sữa Việt Nam, VNM là cổ phiếu phòng thủ hấp dẫn trong trường hợp
thị trường điều chỉnh mạnh.
Ngoài ra, trong số các công ty tiêu
dùng, VNM có mức P/E hấp dẫn là 17.3 lần, thấp hơn mức P/E trung bình
của ngành là 25.4 lần, tính đến ngày 13/11/2023.
Kết luận,
VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan cổ phiếu VNM với giá mục tiêu
82,600 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 19.3% và tỷ suất cổ tức 5.6%.
Theo VDSC, REE ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 9 tháng
đầu năm 2023 lần lượt đạt 6.505 tỉ đồng và 1.684 tỉ đồng, tương đương
tăng 3,2% và giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý IV/2023, VDSC kỳ vọng kết quả kinh doanh nhóm điện của REE sẽ cải thiện.
Năm 2023, VDSC ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau của
REE ở mức 8.827 tỉ đồng và 2.437 tỉ đồng, lần lượt giảm 5,8% và 9,5% so
với cùng kỳ năm 2022, tương đương với tỉ suất lợi nhuận trên mỗi cổ
phiếu (EPS) 5.967 đồng/cổ phiếu.
Đối với năm 2024, VDSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế
sau lợi ích cổ đông thiểu số của doanh nghiệp này đạt 9.324 tỉ đồng và
2.810 tỉ đồng, tăng 5,6% và 15,3% so với cùng kỳ, tương đương với EPS
6.878 đồng/cp.
Trên cơ sở đó, VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu REE với giá mục tiêu 74.000 đồng/cổ phiếu.
Trở thành nạn nhân trong làn sóng sa thải khắp ngành công nghệ Mỹ vào hồi tháng 7, kỹ sư phần mềm Julian Joseph, cựu nhân viên của Saleforces đã dùng AI tự động rải hơn 5.000 đơn xin việc. Kết quả, anh nhận được 20 lời đề nghị phỏng vấn.
Cụ thể, Joseph đã trả 250 USD cho để sử dụng LazyApply với dịch vụ Job GPT vận hành bằng AI, trọn đời không giới hạn. Joseph chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản về kỹ năng làm việc, kinh nghiệm và vị trí mong muốn, ứng dụng sẽ tự động nhập lượng lớn đơn xin việc trên những trang như LinkedIn và Indeed nhắm tới những công việc phù hợp với yêu cầu của anh và tự động nộp hàng nghìn đơn xin việc chỉ trong một cú click chuột.
Để tăng cường mức độ hiệu quả của công việc này, Joseph còn cài đặt ứng dụng trên một laptop khác của bạn mình và để chúng tự động chạy liên tục trong một đêm. Thật đáng kinh ngạc, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh nhận thấy con bot này đã tự động nộp đơn cho 1.000 công việc khác nhau.
Tuy nhiên, đây không phải công cụ hoàn hảo. Nó đoán mò câu trả lời cho một số câu hỏi trong đơn xin việc, và nhiều lúc đưa ra những kết quả gây nhầm lẫn. Kết quả, Joseph nhận được 20 lời mời phỏng vấn, sau khi công cụ gửi đi hơn 5.000 đơn xin việc, tỷ lệ thành công 0,5%. So với việc trước đây anh cũng từng nhận được 20 cuộc phỏng vấn khi tự nộp đơn cho 200-300 vị trí khác nhau, xác suất thành công như vậy là quá thấp, nhưng anh cho biết nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Các nhà tuyển dụng đang cảnh giác với nguy cơ bot tràn ngập cổng thông tin tìm nhân lực của họ. Christine Nichlos, CEO công ty tìm kiếm nhân tài People Science, kể về sự tồn tại của Job GPT và lập tức nhận được nhiều tiếng than thở từ bộ phận tuyển dụng. Bà và nhiều người coi việc sử dụng AI là dấu hiệu cho thấy ứng viên không nghiêm túc xin việc. Bên cạnh đó, một số người khác tỏ ra ít lo ngại hơn. "Tôi không quan tâm đơn xin việc đến tay mình thế nào, miễn là người nộp có năng lực", Emi Dawson, lãnh đạo công ty tuyển dụng NeedleFinder Recruiting, cho hay.
LazyApply cũng không phải đại diện duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh mới nổi này. Một công ty có tên Sonara khác cũng cung cấp dịch vụ tương tự với mức phí 80 USD/tháng để giúp người dùng hoàn thành tự động tới 420 đơn xin việc và các khuyến nghị công việc được đưa ra từ cơ sở dữ liệu của công ty. Người dùng cũng có thể huấn luyện thuật toán về ưu tiên của mình thông qua các thao tác “thích” hay “không thích” công việc nào đó.
Với mức phí 39 USD/tháng, một dịch vụ tương tự Massive sẽ giúp người dùng tự động nộp đơn xin việc cho 50 vị trí mỗi tuần. Điểm khác biệt là dịch vụ này sẽ có người hỗ trợ để đánh giá các đơn xin việc để đảm bảo mức độ chính xác.
Trở thành nạn nhân trong làn sóng sa thải khắp ngành công nghệ Mỹ vào hồi tháng 7, kỹ sư phần mềm Julian Joseph, cựu nhân viên của Saleforces đã dùng AI tự động rải hơn 5.000 đơn xin việc. Kết quả, anh nhận được 20 lời đề nghị phỏng vấn.
Cụ thể, Joseph đã trả 250 USD cho để sử dụng LazyApply với dịch vụ Job GPT vận hành bằng AI, trọn đời không giới hạn. Joseph chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản về kỹ năng làm việc, kinh nghiệm và vị trí mong muốn, ứng dụng sẽ tự động nhập lượng lớn đơn xin việc trên những trang như LinkedIn và Indeed nhắm tới những công việc phù hợp với yêu cầu của anh và tự động nộp hàng nghìn đơn xin việc chỉ trong một cú click chuột.
Để tăng cường mức độ hiệu quả của công việc này, Joseph còn cài đặt ứng dụng trên một laptop khác của bạn mình và để chúng tự động chạy liên tục trong một đêm. Thật đáng kinh ngạc, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh nhận thấy con bot này đã tự động nộp đơn cho 1.000 công việc khác nhau.
Tuy nhiên, đây không phải công cụ hoàn hảo. Nó đoán mò câu trả lời cho một số câu hỏi trong đơn xin việc, và nhiều lúc đưa ra những kết quả gây nhầm lẫn. Kết quả, Joseph nhận được 20 lời mời phỏng vấn, sau khi công cụ gửi đi hơn 5.000 đơn xin việc, tỷ lệ thành công 0,5%. So với việc trước đây anh cũng từng nhận được 20 cuộc phỏng vấn khi tự nộp đơn cho 200-300 vị trí khác nhau, xác suất thành công như vậy là quá thấp, nhưng anh cho biết nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Các nhà tuyển dụng đang cảnh giác với nguy cơ bot tràn ngập cổng thông tin tìm nhân lực của họ. Christine Nichlos, CEO công ty tìm kiếm nhân tài People Science, kể về sự tồn tại của Job GPT và lập tức nhận được nhiều tiếng than thở từ bộ phận tuyển dụng. Bà và nhiều người coi việc sử dụng AI là dấu hiệu cho thấy ứng viên không nghiêm túc xin việc. Bên cạnh đó, một số người khác tỏ ra ít lo ngại hơn. "Tôi không quan tâm đơn xin việc đến tay mình thế nào, miễn là người nộp có năng lực", Emi Dawson, lãnh đạo công ty tuyển dụng NeedleFinder Recruiting, cho hay.
LazyApply cũng không phải đại diện duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh mới nổi này. Một công ty có tên Sonara khác cũng cung cấp dịch vụ tương tự với mức phí 80 USD/tháng để giúp người dùng hoàn thành tự động tới 420 đơn xin việc và các khuyến nghị công việc được đưa ra từ cơ sở dữ liệu của công ty. Người dùng cũng có thể huấn luyện thuật toán về ưu tiên của mình thông qua các thao tác “thích” hay “không thích” công việc nào đó.
Với mức phí 39 USD/tháng, một dịch vụ tương tự Massive sẽ giúp người dùng tự động nộp đơn xin việc cho 50 vị trí mỗi tuần. Điểm khác biệt là dịch vụ này sẽ có người hỗ trợ để đánh giá các đơn xin việc để đảm bảo mức độ chính xác.
Trở thành nạn nhân trong làn sóng sa thải khắp ngành công nghệ Mỹ vào hồi tháng 7, kỹ sư phần mềm Julian Joseph, cựu nhân viên của Saleforces đã dùng AI tự động rải hơn 5.000 đơn xin việc. Kết quả, anh nhận được 20 lời đề nghị phỏng vấn.
Cụ thể, Joseph đã trả 250 USD cho để sử dụng LazyApply với dịch vụ Job GPT vận hành bằng AI, trọn đời không giới hạn. Joseph chỉ cần cung cấp thông tin cơ bản về kỹ năng làm việc, kinh nghiệm và vị trí mong muốn, ứng dụng sẽ tự động nhập lượng lớn đơn xin việc trên những trang như LinkedIn và Indeed nhắm tới những công việc phù hợp với yêu cầu của anh và tự động nộp hàng nghìn đơn xin việc chỉ trong một cú click chuột.
Để tăng cường mức độ hiệu quả của công việc này, Joseph còn cài đặt ứng dụng trên một laptop khác của bạn mình và để chúng tự động chạy liên tục trong một đêm. Thật đáng kinh ngạc, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh nhận thấy con bot này đã tự động nộp đơn cho 1.000 công việc khác nhau.
Tuy nhiên, đây không phải công cụ hoàn hảo. Nó đoán mò câu trả lời cho một số câu hỏi trong đơn xin việc, và nhiều lúc đưa ra những kết quả gây nhầm lẫn. Kết quả, Joseph nhận được 20 lời mời phỏng vấn, sau khi công cụ gửi đi hơn 5.000 đơn xin việc, tỷ lệ thành công 0,5%. So với việc trước đây anh cũng từng nhận được 20 cuộc phỏng vấn khi tự nộp đơn cho 200-300 vị trí khác nhau, xác suất thành công như vậy là quá thấp, nhưng anh cho biết nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Các nhà tuyển dụng đang cảnh giác với nguy cơ bot tràn ngập cổng thông tin tìm nhân lực của họ. Christine Nichlos, CEO công ty tìm kiếm nhân tài People Science, kể về sự tồn tại của Job GPT và lập tức nhận được nhiều tiếng than thở từ bộ phận tuyển dụng. Bà và nhiều người coi việc sử dụng AI là dấu hiệu cho thấy ứng viên không nghiêm túc xin việc. Bên cạnh đó, một số người khác tỏ ra ít lo ngại hơn. "Tôi không quan tâm đơn xin việc đến tay mình thế nào, miễn là người nộp có năng lực", Emi Dawson, lãnh đạo công ty tuyển dụng NeedleFinder Recruiting, cho hay.
LazyApply cũng không phải đại diện duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh mới nổi này. Một công ty có tên Sonara khác cũng cung cấp dịch vụ tương tự với mức phí 80 USD/tháng để giúp người dùng hoàn thành tự động tới 420 đơn xin việc và các khuyến nghị công việc được đưa ra từ cơ sở dữ liệu của công ty. Người dùng cũng có thể huấn luyện thuật toán về ưu tiên của mình thông qua các thao tác “thích” hay “không thích” công việc nào đó.
Với mức phí 39 USD/tháng, một dịch vụ tương tự Massive sẽ giúp người dùng tự động nộp đơn xin việc cho 50 vị trí mỗi tuần. Điểm khác biệt là dịch vụ này sẽ có người hỗ trợ để đánh giá các đơn xin việc để đảm bảo mức độ chính xác.
Trung Quốc công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2025, mở ra động lực tăng trưởng kinh tế mới cho quốc gia này.
Một mẫu robot tại Trung Quốc. Ảnh: Simon Song/SCMP
Theo kế hoạch chi tiết do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin đưa ra. Chính phủ sẽ nuôi dưỡng thêm nhiều công ty trẻ tập trung vào lĩnh vực này, đặt ra các tiêu chuẩn ngành, phát triển nhân tài và tăng cường hợp tác quốc tế.
Theo SCMP, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) ban hành văn bản dài 9 trang nhằm kêu gọi xây dựng chuỗi cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế cho ngành công nghệ. Trong đó, lãnh đạo quốc gia tỷ dân này xem robot là lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư.
MIIT đánh giá sự hiện diện của robot đem tới đột phá tương tự máy vi tính, điện thoại thông minh hay phương tiện di chuyển sử dụng năng lượng thay thế. Dự kiến năm 2025, Trung Quốc hoàn thiện và đưa robot hình người vào sản xuất hàng loạt.
Theo MIIT, để đạt mục tiêu, Trung Quốc cần có thêm tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và sản xuất chi tiết chân, tay cơ khí. Tài liệu cho biết robot hình người sẽ được sử dụng trong môi trường đặc biệt, đối mặt điều kiện khắc nghiệt, ví dụ công tác cứu hộ.
Cổ phiếu của các công ty robot Trung Quốc tăng vọt sau hướng dẫn chính sách, điều này bổ sung thêm một khía cạnh khác cho cuộc chạy đua công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về chip và phần cứng. Các công ty Mỹ như Tesla Inc. và Boston Dynamics cho đến nay vẫn có lợi thế về công nghệ.
Đến năm 2027, chính phủ Trung Quốc mong muốn thấy những robot sản xuất trong nước có khả năng học hỏi, đưa ra kết luận logic và phát triển. Chính phủ sẽ tham gia xây dựng chuỗi cung ứng ổn định để hỗ trợ ngành công nghiệp robot ở giai đoạn phát triển này. Ba năm trước, công ty Hyundai Motor của Hàn Quốc đã giành quyền kiểm soát công ty Boston Dynamics của Mỹ, công ty phát triển robot hình người tiên tiến nhất, trả 1,1 tỷ USD cho các tài sản cần thiết. Robot hình người được hình dung sẽ xử lý ngày càng nhiều các nhiệm vụ do con người thực hiện, từ chọn hàng tạp hóa đến làm việc trong môi trường nguy hiểm.
Kế hoạch của Trung Quốc để sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển công nghiệp robot của quốc gia này. Nếu thành công, robot hình người có thể trở thành một ngành công nghiệp quan trọng và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.
Trung Quốc công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2025, mở ra động lực tăng trưởng kinh tế mới cho quốc gia này.
Một mẫu robot tại Trung Quốc. Ảnh: Simon Song/SCMP
Theo kế hoạch chi tiết do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin đưa ra. Chính phủ sẽ nuôi dưỡng thêm nhiều công ty trẻ tập trung vào lĩnh vực này, đặt ra các tiêu chuẩn ngành, phát triển nhân tài và tăng cường hợp tác quốc tế.
Theo SCMP, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) ban hành văn bản dài 9 trang nhằm kêu gọi xây dựng chuỗi cung ứng và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế cho ngành công nghệ. Trong đó, lãnh đạo quốc gia tỷ dân này xem robot là lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư.
MIIT đánh giá sự hiện diện của robot đem tới đột phá tương tự máy vi tính, điện thoại thông minh hay phương tiện di chuyển sử dụng năng lượng thay thế. Dự kiến năm 2025, Trung Quốc hoàn thiện và đưa robot hình người vào sản xuất hàng loạt.
Theo MIIT, để đạt mục tiêu, Trung Quốc cần có thêm tiến bộ về trí tuệ nhân tạo và sản xuất chi tiết chân, tay cơ khí. Tài liệu cho biết robot hình người sẽ được sử dụng trong môi trường đặc biệt, đối mặt điều kiện khắc nghiệt, ví dụ công tác cứu hộ.
Cổ phiếu của các công ty robot Trung Quốc tăng vọt sau hướng dẫn chính sách, điều này bổ sung thêm một khía cạnh khác cho cuộc chạy đua công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới về chip và phần cứng. Các công ty Mỹ như Tesla Inc. và Boston Dynamics cho đến nay vẫn có lợi thế về công nghệ.
Đến năm 2027, chính phủ Trung Quốc mong muốn thấy những robot sản xuất trong nước có khả năng học hỏi, đưa ra kết luận logic và phát triển. Chính phủ sẽ tham gia xây dựng chuỗi cung ứng ổn định để hỗ trợ ngành công nghiệp robot ở giai đoạn phát triển này. Ba năm trước, công ty Hyundai Motor của Hàn Quốc đã giành quyền kiểm soát công ty Boston Dynamics của Mỹ, công ty phát triển robot hình người tiên tiến nhất, trả 1,1 tỷ USD cho các tài sản cần thiết. Robot hình người được hình dung sẽ xử lý ngày càng nhiều các nhiệm vụ do con người thực hiện, từ chọn hàng tạp hóa đến làm việc trong môi trường nguy hiểm.
Kế hoạch của Trung Quốc để sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2025 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển công nghiệp robot của quốc gia này. Nếu thành công, robot hình người có thể trở thành một ngành công nghiệp quan trọng và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.
Hệ thống Smart Farm hay còn được gọi là một hệ thống trang trại thông minh, các thiết bị hiện đại trong trang trại này được kết nối liền mạch với nhau.
Hỗ trợ cho toàn bộ quá trình giám sát nông nghiệp, được điều khiển và vận hành hệ thống trang trại từ xa qua máy tính và có thể qua điện thoại thông minh.
Hệ thống này giúp cho chủ trang trại hoặc là người vận hành có thể kiểm soát được mọi thông tin của toàn bộ trang trại mọi lúc, mọi nơi.
Nông trại thông minh dựa và cách làm nông nghiệp nhờ sử dụng cảm biến các thiết bị hiện đại để có thể đưa ra quy trình làm việc chính xác giúp cho nông trại đạt hiệu suất tốt hơn.
2. Hệ thống Smart Farm
2.1 Hệ thống
Cấu trúc hệ thống gồm modbus RTU và lora
Hệ thống gồm 4 phần chính: Sever IOT, Giao diện người dùng, Truyền thông giao triếp, Thiết bị đầu cuối Controler.
Được xây dựng trên 2 phương thức truyền thông khác nhau có thể lựa chọn phù hợp với từng nới lắp đặt: Modbus RTU, Lora.
Server xử lý và lưu trữ dữ liệu, phát lệnh xuống các bộ điều khiển bằng RTU hoặc LORA. Đọc tín hiệu cảm biến trực tiếp từ sensor nếu hỗ trợ RTU hoặc gián tiếp qua các vi điều khiển đưa về dạng RTU và LORA.
2.1.1 Server IOT
Một máy chủ IoT (Internet of Things) là một hệ thống hoặc dịch vụ trực tuyến được sử dụng để quản lý và điều khiển các thiết bị kết nối IoT. Máy chủ IoT đóng vai trò trung tâm hệ thống IoT bằng cách thu thập, lưu trữ, xử lý và chia sẽ dữ liệu từ các thiết bị IoT và thường cung cấp các chức năng quản lý, theo dõi và điều khiển.
Để đảm bảo các chức năng của server IoT, xử lý chuẩn xác và nhanh thì hệ thống có thể sử dụng một máy tính mini, máy tính nhúng chạy hệ điều hành Linux hoặc Windows. Tùy vào nhu cầu mà ta có thể lựa chọn 1 thiết bị để xây dựng 1 server IoT cho hệ thống.
Với hệ thống hiện tại đang sử dụng máy tính mini NUC của dòng Intel để chạy server IoT kết nối giao tiếp với thiết bị khác qua cổng USB
Khả năng lưu trữ bằng, xử lý nhanh, thông tin chính xác. Có thể chọn nhiều dòng máy khác nhau để thay thế hoặc dùng máy tính văn phòng để trở thành server IoT.
Dòng NUC INTEL
+ Máy tính hỗ trợ cổng nhiều USB, Ethernet, HDMI, … nên chúng ta có thể tạo nhiều chức năng trên cùng 1 server.
+Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt ở nới có không gian bị hạn chế.
+ Hiệu suất tùy vào cấu hình của máy nhưng đáp ứng tốt vai trò sever cho hệ thống, có thể làm thêm 1 số nhiệm vụ khác, dễ dàng mở rộng và nâng cấp đáp ứng phát triển hệ thống về sau.
Server IoT trên NUC của Intel
2.1.2 Controller
a. Bộ xử lý
Đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin từ server, xử lý điều khiển các ngõ ra bật tắt thiết bị theo mong muốn. Phản hồi trạng thái thiết bị về giao diện người dùng.
Bộ phận xử lý sử dụng máy tính nhúng raspberry với các dòng (zero w, 2, 3, 4,) ngôn ngữ python dễ dàng thay đổi và viết chương trình điều khiển logic theo mong muốn.
Bộ sử lý được kết hợp giữ Raspberry (Pi3) và một số IC và linh kiện điện tử:
Bộ xử lý raspberry và mạch điều khiển của bộ điều khiển Controler
Controler: bao gồm 1 raspberry kết hợp với USB R-S485, gắn kết trên bo mạch điều khiển tín hiệu I/O:
+ Giao tiếp: RS485, Lora, TCP/IP qua conorh Ethernet…
+ Input: 8 cổng input digital 24VDC.
+ Outpt: 8 cổng Output Relay, có thể sử dụng 24V DC/ 10A hoặc 220V AC/ 10A.
+ Header kết nối module mở rộng I/O.
b. Module mở rộng
Module mở rộng tăng thiết bị đầu ra cho bộ điều khiển
Có thể lựa chọn module mở rộng 8 I/O hoặc 16I/O
Input: digital 24V DC
Output: relay 24VDC /10A hoặc 220V AC /10A
Module mở rộng
2.1.3 Sensor
Cảm biến là một thiết bị hoặc một phần hệ thống được sử dụng để phát hiện, đo lường, hoặc ghi nhận thông tin về các biến đổi trong môi trường
Cảm biến có nhiều loại sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, pH, …
Thông tin đọc từ cảm biến sẽ được biến đổi về các dạng: xung (PWM), analog (0-10V DC, 0-20mA, 4-20mA, …), Modbus RTU, I2C, …
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn tính năng của cảm biến để ghi nhận đúng thông tin mong muốn
+ Đo nhiệt độ, độ ẩm: thường chọn dạng tín hiệu Modbus RTU để tích hợp trực tiếp vào hệ thống không cần qua biến đổi tín hiệu
Nhiệt độ và độ ẩm không khí: tin dùng với sensor Modbus RTU RS485 SHT20 (Mã XY-MD02) hoặc lựa chọn những sensor có khoảng làm việc rộng hơn 0-100 0C và độ ẩm 0-100%. Tùy vào nhu cầu mà có thể lựa chọn nhiều loại sensor ghi nhận nhiệt và độ ẩm khác nhau.
Nhiệt độ và độ ẩm đất: thị trường nhiều loại hỗ trợ ghi nhận nhiệt độ và độ ẩm đất, tùy vào nhu cầu, môi trường làm việc lựa chọn đầu dò cảm biến phù hợp.
+ Đo ánh sáng: ghi nhận cường độ ánh sáng cung cấp cho cây trồng. Cảm biến ánh sáng có nhiều loại chọn lựa với nhiều tín hiệu đầu ra. Với hệ thống ưu tiên lựa chọn cảm biến tín hiệu đầu ra là RTU, nhằm kết nối trực tiếp với hệ thống không qua vi điều khiển, khả năng sai số thấp.
+ Gió: Cảm biến được sử dụng để đo lường ghi nhận tốc độ và hướng của gió trong môi trường. Giúp phần cảnh báo tốc độ có thể ảnh hưởng đến tài sản vật chất của farm … Thường tốc độ có đơn vị là: m/s, km/h
+ pH: Đo lường độ pH trong nước hoặc dung dịch phân bón, đảm bảo độ pH vừa đủ cho cây trồng. Mức dao động độ pH từ 0-14.
+ Ngoài ra còn có nhiều loại cảm biến khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Giúp ghi nhận, đo lường thông tin môi trường. Đưa lên số liệu cụ thể, cảnh báo, đánh giá đến người kỹ thuật đưa ra những giải pháp.
2.1.4 Truyền thông Mobbus
Modbus là một giao thức truyền thông được sử dụng rộng rãi trong việc kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị điện tử trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp.
Modbus thường sử dụng truyền thông qua giao diện RS-232 hoặc RS-485 (Modbus RTU) hoặc qua Enthernet (Modbus TCP/IP).
Hệ thống sử dụng giao tiếp Modbus RTU RS-485 để giao tiếp giữa các Slave với Master (giao tiếp từ bộ điều khiển controler với server IOT).
Một Master có thể giao tiếp với số lượng slave lớn, với 32 thiết bị Slave được kết nối nối tiếp ưu điểm của RS-485 so với các dạng giao tiếp khác
Modbus có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ Master ra lệnh cho các Slave bật tắt thiết bị trên Slave đó, và đọc cảm biến về Master.
Để giao tiếp Modbus RTU sử dụng:
+ Master: Bộ Chuyển Waveshare Industrial USB To RS485 Converter, ...
USB TO RS485 hỗ trợ Modbus RTU cho Server IoT
+ Slave (controler): Bộ Chuyển Waveshare Industrial USB To RS485 Converter hoặc Mạch Chuyển Giao Tiếp UART TTL To RS485 V3(XY-K485), …
USB to RS485 tại Slave
Module UART to RS485 tại Slave
+ Sensor: Có 1 số loại cảm biến tín hiệu đầu ra là RS-485 có thể đọc trực tiếp, hoặc sử dụng vi điều khiển để đọc và chuyển đổi về RS-485
2.1.5 Truyền thông Lora
Lora (Long Range) là một công nghệ truyền thông không dây được thiết kế để cung cấp kết nối mạng từ xa, tiết kiệm năng lượng và dễ triển khai cho các ứng dụng Internet of Things (IoT) và M2M (Machine-to-Machine).
Công nghệ Lora có khả năng truyền thông không dây với khoảng cách xa, tiết kiệm năng lượng, lắp đặt dễ dàng.
Số lượng giao tiếp trên 1 kênh của lora lên đến vài trăm thiết bị.
Đối với hệ thống sử dụng Lora để thay thế cho những nới khó triển khai đường dây… truyền tải không dây là lựa chọn thích hợp.
Hệ thống sử hiện tại đang sử dụng Lora E32 -UART kết hợp với USB -UART để có thể kết nối với Server và Controler (raspberry) qua cổng USB giao tiếp.
Lora Slave sử dụng E32 kết nối với raspberry để giao tiếp giữa server và slave
2.2 Web
Trang web được thiết kết dùng để quản lý các qui trình của farm và điều khiển thiết bị.
Web bao gồm: Lịch sản xuất, hồ sơ sản xuất, quản lý tưới tiêu, quản lý nông trại, thiết bị phần cứng, quản lý người dùng
Lịch sản xuất: Ghi nhận ngày tháng gieo trồng, trạng thái, giống cây trồng…
Hồ sơ sản xuất: quản lý hồ sơ sản xuất, xuất nhập tồn, nhật ký máy móc…
Quản lý tưới tiêu: Lịch tưới tiêu theo từng loại giống, từng lịch trình khác nhau. Quản lý mẫu tưới tiêu cho từng loại giống
Quản lý nông trại: nơi chứa thông tin nông trại, giống cây trồng, lịch gieo trồng, sản phẩm và quản lý kho
Thiết bị phần cứng: Thông tin từng thiết bị, sensor, ...
Quản lý người dùng: Khởi tạo, phân quyền quản lý cho từng người dùng với từng mục đích khác nhau
Bảng chức năng wen quản lý
2.3 App (Ứng dụng điện thoại)
App: Điều khiển thiết bị, giám sát nông trại từng khu vực được phân quyền. Hỗ trợ cấu hình thiết bị, giao thức … cho nhân viên kỹ thuật…
Cài đặt được trên tất cả các điện thoại Android
Giao diện người dùng dễ dàng sử dụng, thao tác dễ dàng trên các mục có hình ảnh nhận diện
Hiển thị trạng thái hoạt động thiết bị, chỉ số giám sát môi trường từ các cảm biến theo từng khu vực
Điều khiển từ xa thông qua app và khi mất kết nối có thể điều khiển bằng mạng cục bộ…
Giao diện đăng nhâp
Đăng nhập theo tài khoản và mật khẩu được cấp theo từng người
Giao diện đăng nhập trên app
Thư mục gồm có: Chọn nông trại cho người trồng, Cấu hình cho nhân viên kỹ thuật, bảo trì
Thư mục chức năng trên app của Smart Farm
Giao diện điều khiển và sensor:
+ Điều khiển và trạng thái thiết ở Thiết bị (đánh dấu vòng cam)
+ Trạng thái, chỉ số cảm biến ở Cảm biến (đánh dấu vòng hồng)
Bảng điều khiển và hiển thị trạng thái thiết bị và cảm biến
3. Phát triển
Server là 1 máy tính mini với khả năng xử lý cùng lúc nhiều chức năng, khả năng nâng cấp phát triển dễ dàng
Bộ điều khiển dễ dàng tích hợp module mở rộng, tăng số lương thiết bị lớn (tối đa 200 I/O trên 1 bộ điều khiển kết nối thêm module)
Sự lựa chọn giữ 2 dạng truyền thông.
Modbus:
+ RTU RS-485: Thông tin nhanh, chuẩn xác, số lượng 32 Slave trên 1 master đủ để điều nhiều thiết bị, 32 trạm, tủ điện
+ TCP/IP: Kết nối với nhau dưới dạng IP mạng, 256 IP tương đương 256 Slave. Thông tin phản hồi nhanh chuẩn xác, hạn chế nhiễu thông tin
Lora: Mạng truyền thông không dây, đáp ứng truyền tải ở khoảng cách xa (2 -8 km), ít tốn năng lượng, hạn chế dây dẫn.
Có thể tích hợp Modbus để điều khiển thiết bị và sử dụng lora để đo lường và ghi nhận thông tin từ cảm biến. Tối ưu hóa quá trình điều khiển và phản hồ chuẩn xác từ thiết bị trong thời gian ngắn. Đảm bảo thẩm mỹ trong không gian canh tác từ việc lắp đặc sensor với mạng truyền thông không dây lora.
Seatek - một trong những đối tác tiềm năng của ngành nông nghiệp công nghệ cao tại thị trường Việt Nam. Tại đây, nhiều nhân sự có chuyên môn và am hiểu về IoT, sẽ hỗ trợ tư vấn lộ trình miễn phí cho doanh nghiệp. Tìm hiểu ngay!
Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y học đã tạo ra nhiều đột phá đối với lĩnh vực này, nhờ khả năng phân tích khối lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra các kết quả đánh giá cao. Đã mang tính đột phá trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc trong chăm sóc sức khỏe.
Khi penincillin ra đời, các loại kháng sinh đã trở thành "trụ cột" của y sinh hiện đại, giúp cứu sống biết bao người. Có điều, trong những năm gần đây, hiệu quả của kháng sinh đã giảm đi nhiều do tác hại của thói quen dùng quá liều khiến vi khuẩn sản sinh ra khả năng kháng thuốc. Với sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh và sự phát triển hạn chế của các loại thuốc mới, việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo đã trở nên cấp thiết.
Các nhà khoa học từ Đại học ETH Zürich của Thụy Sĩ mới đây đào tạo các thuật toán AI trên dữ liệu khối phổ để dạy chúng tự phát hiện tình trạng chống thuốc kháng sinh. Cơ chế này sẽ cho kết quả rất nhanh vì các nhà khoa học chỉ ra rằng bằng cách này nó có thể phát hiện các dấu hiệu đề kháng với kháng sinh ở vi khuẩn sớm hơn tới 24 giờ so với các công cụ chẩn đoán hiện tại. Nhờ vậy, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp kháng sinh chính xác và bắt đầu điều trị sớm hơn.
Để đào tạo hệ thống AI này, các nhà khoa học đã sử dụng một bộ dữ liệu gồm hơn 300.000 khối phổ của từng vi khuẩn. Cơ sở dữ liệu kết quả bao gồm khoảng 800 vi khuẩn khác nhau và hơn 40 loại kháng sinh, nhờ đó thuật toán có thể tự phát hiện tình trạng kháng kháng sinh.
Ngoài việc phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể hỗ trợ phát triển các loại thuốc mới. Thông qua các thuật toán học máy, AI có thể tạo ra và thử nghiệm hàng triệu phân tử thuốc tiềm năng, dự đoán tính hiệu quả cũng như tác dụng phụ tiềm ẩn của chúng. Quá trình phát triển thuốc được rút ngắn hứa hẹn rất nhiều trong cuộc đua chống lại tình trạng kháng thuốc, bởi lẽ thời gian là điều cốt yếu.
Hơn nữa, AI có thể giúp tối ưu hóa việc sử dụng các loại thuốc hiện có để chống lại tình trạng kháng thuốc. Bằng cách phân tích dữ liệu bệnh nhân và kết quả điều trị, thuật toán AI có thể xác định các mô hình cho thấy sự phát triển của tình trạng kháng thuốc.
Với cách tiếp cận này, các thuật toán có thể trả lời những câu hỏi rất nhanh chóng, giúp mở đường cho các liệu pháp kháng sinh nhanh chóng và phù hợp, đặc biệt giúp ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
Trùm optimize code gọi tên Elon Musk: Sau khi Elon Musk mua Twitter, source code của twitter từ 700.000 dòng còn 70.000 dòng
Twitter trở thành X: Sau khi mua lại Twitter vào cuối tháng 10 năm 2022, Elon Musk đã đổi tên nó thành X và thực hiện nhiều thay đổi lớn trong công ty, như kiểm tra code giấy, sa thải nhiều nhân viên, đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, chuyển máy chủ và cập nhật công nghệ mới.
Cải thiện hiệu suất và chất lượng: Mặc dù giảm số nhân viên từ 8.000 xuống còn dưới 2.000, X vẫn hoạt động tốt và liên tục ra mắt nhiều tính năng mới. Nhiều tính năng mới của X đã loại bỏ code cũ và code lại hoàn toàn, giúp giảm đến 90% các dòng code, giảm 50% dung lượng tính toán và tăng 80% thông lượng bài đăng được xếp hạng theo yêu cầu.
Cập nhật công nghệ mới: X đã cập nhật nhiều công nghệ mới từ khi Elon Musk lên nắm quyền, như cải thiện chất lượng đề xuất video, đơn giản hóa kiến trúc API, giảm độ trễ và lỗi hết thời gian chờ API, chặn bot và quét nội dung, đóng cửa trung tâm dữ liệu Sacramento và tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, thành lập các cụm siêu máy tính GPU cục bộ và thiết kế mạng mới, mở rộng dung lượng đường trục mạng và dự phòng, thử nghiệm chuyển đổi dự phòng lưu lượng truy cập cao điểm.
Ý kiến cá nhân: Nếu bỏ qua những chính sách “tư bản hóa” trên X thì có vẻ Elon Musk đang đưa X đi đúng hướng hơn khi giảm nhân sự nhưng chất lượng X cải thiện và chi phí để duy trì X giảm đi rất nhiều so với trước. Đây là ý kiến cá nhân của tôi và có thể không phản ánh quan điểm của người khác.
Bà Genie Sugene Gan nhấn mạnh đến các giải pháp phù hợp, thích ứng,
tối ưu để bảo mật, bảo vệ các thiết bị an ninh mạng.
Trong thời điểm hiện tại, đảm bảo an toàn và bảo mật mạng trên các ứng dụng và thiết bị sử dụng kết nối IoT là một công việc cần thiết, đòi hỏi sự thường xuyên và lâu dài để tạo ra sự miễn dịch mạng và bảo vệ người dùng mạng từ đầu đến cuối.
Hiện nay, nguy cơ và lỗ hổng bảo mật đang diễn ra một cách phức tạp. Tại một hội thảo về "Bảo mật thiết bị IoT bằng miễn dịch không gian mạng" được tổ chức gần đây bởi Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ TT&TT và Kaspersky, bà Genie Sugene Gan, Giám đốc phụ trách Quan hệ Chính phủ và Chính sách Công Khu vực châu Á-TBD, Nhật Bản, Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi của công ty Kaspersky đã chia sẻ quan điểm. Theo bà, hiện nay các nhóm tội phạm mạng đang tấn công vào hệ thống các thiết bị người dùng Internet theo một mô hình tăng cường theo cấp số mũ. Vì vậy, chúng ta cần tự mình tìm ra các giải pháp phù hợp, linh hoạt và tối ưu để đảm bảo an toàn và bảo vệ các thiết bị an ninh mạng..
Theo khảo sát của công ty bảo mật Kaspersky Lab, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng các thiết bị IoT (Internet of Things - vạn vật kết nối internet) bị tấn công, chỉ sau Trung Quốc, khi chiếm tỷ lệ tới 15% số lượng các cuộc tấn công trên quy mô toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc (17%) nhưng cao hơn khá nhiều so với Nga (8%).
Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017. Hầu hết các cuộc tấn công nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% là vào các thiết bị mạng, gồm router, modem DSL ... Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và thiết bị gia đình thông minh khác.
Theo các chuyên gia trong ngành, hầu hết các thiết bị IoT thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa là có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập - hoặc thậm chí đã bị xâm nhập.
Sau khi xâm nhập thành công, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền và thậm chí âm thầm biến thiết bị lây nhiễm trở thành các công cụ tấn công mạng (bonet) như Mirai và Hajim.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị thông minh kết nối mạng IoT, người dùng nên hạn chế truy cập từ mạng bên ngoài nếu thấy không cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thiết bị mới, người dùng cần thay đổi mật khẩu mặc định và thiết lập mật khẩu khác. Thường xuyên cập nhật phần mềm lên phiên bản mới, góp phần phòng ngừa các cuộc tấn công.
Chú ý với các thiết bị đặc biệt không thể thay đổi mật khẩu, tài khoản tiêu chuẩn, người dùng cần vô hiệu hóa các dịch vụ mạng mà chúng sử dụng hoặc đóng truy cập vào mạng bên ngoài
Theo khảo sát của công ty bảo mật Kaspersky Lab, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng các thiết bị IoT (Internet of Things - vạn vật kết nối internet) bị tấn công, chỉ sau Trung Quốc, khi chiếm tỷ lệ tới 15% số lượng các cuộc tấn công trên quy mô toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc (17%) nhưng cao hơn khá nhiều so với Nga (8%).
Số lượng mã động tấn công thiết bị IoT ngày càng tăng mạnh. - Ảnh: KASPERSKY LAB
Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017. Hầu hết các cuộc tấn công nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% là vào các thiết bị mạng, gồm router, modem DSL ... Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và thiết bị gia đình thông minh khác.
Theo các chuyên gia trong ngành, hầu hết các thiết bị IoT thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa là có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập - hoặc thậm chí đã bị xâm nhập.
Sau khi xâm nhập thành công, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền và thậm chí âm thầm biến thiết bị lây nhiễm trở thành các công cụ tấn công mạng (bonet) như Mirai và Hajim.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị thông minh kết nối mạng IoT, người dùng nên hạn chế truy cập từ mạng bên ngoài nếu thấy không cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thiết bị mới, người dùng cần thay đổi mật khẩu mặc định và thiết lập mật khẩu khác. Thường xuyên cập nhật phần mềm lên phiên bản mới, góp phần phòng ngừa các cuộc tấn công.
Chú ý với các thiết bị đặc biệt không thể thay đổi mật khẩu, tài khoản tiêu chuẩn, người dùng cần vô hiệu hóa các dịch vụ mạng mà chúng sử dụng hoặc đóng truy cập vào mạng bên ngoài.
Theo khảo sát của công ty bảo mật Kaspersky Lab, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng các thiết bị IoT (Internet of Things - vạn vật kết nối internet) bị tấn công, chỉ sau Trung Quốc, khi chiếm tỷ lệ tới 15% số lượng các cuộc tấn công trên quy mô toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc (17%) nhưng cao hơn khá nhiều so với Nga (8%).
Theo các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab, tổng số mẫu phần mềm độc hại nhắm mục tiêu đến các thiết bị thông minh đã lên tới hơn 7.000, trong đó hơn một nửa số này xuất hiện vào năm 2017. Hầu hết các cuộc tấn công nhắm vào máy ghi hình kỹ thuật số hoặc máy quay IP (63%), và 20% là vào các thiết bị mạng, gồm router, modem DSL ... Khoảng 1% mục tiêu là các thiết bị quen thuộc nhất của người dùng như máy in và thiết bị gia đình thông minh khác.
Theo các chuyên gia trong ngành, hầu hết các thiết bị IoT thậm chí không có một giải pháp bảo mật và các nhà sản xuất thường không sản xuất bất kỳ bản cập nhật bảo mật hoặc phần mềm kiểm soát mới nào. Điều này có nghĩa là có hàng triệu thiết bị dễ bị xâm nhập - hoặc thậm chí đã bị xâm nhập.
Sau khi xâm nhập thành công, tội phạm có thể theo dõi người dùng, tống tiền và thậm chí âm thầm biến thiết bị lây nhiễm trở thành các công cụ tấn công mạng (bonet) như Mirai và Hajim.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị thông minh kết nối mạng IoT, người dùng nên hạn chế truy cập từ mạng bên ngoài nếu thấy không cần thiết. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng thiết bị mới, người dùng cần thay đổi mật khẩu mặc định và thiết lập mật khẩu khác. Thường xuyên cập nhật phần mềm lên phiên bản mới, góp phần phòng ngừa các cuộc tấn công.
Chú ý với các thiết bị đặc biệt không thể thay đổi mật khẩu, tài khoản tiêu chuẩn, người dùng cần vô hiệu hóa các dịch vụ mạng mà chúng sử dụng hoặc đóng truy cập vào mạng bên ngoài.
Theo thống kê mới nhất năm 2022, phần mềm quản trị Odoo có hơn 7 triệu người dùng trên khắp thế giới. Tại sao Odoo nhận được sự tin tưởng sử dụng của rất nhiều doanh nghiệp? Odoo được đánh giá cao ở điểm gì?
TỔNG QUAN
Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở (open-source), sử dụng ngôn ngữ lập trình Python. Được phát triển và phát hành bởi Odoo S.A, nó là một nền tảng toàn diện cho quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Odoo cung cấp một loạt các ứng dụng và module để quản lý nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, bao gồm quản lý hệ thống lệnh, quản lý khách hàng, quản lý kho, quản lý sản phẩm, kế toán, và nhiều ứng dụng khác.
Điểm nổi bật nhất của Odoo là vận hành doanh nghiệp chỉ cần một nền tảng duy nhất, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tăng tính hiệu quả cho công việc.
Chức năng và module của Odoo
Quản lý tài chính (Accounting): Module này giúp quản lý tài chính của công ty, bao gồm hệ thống tài khoản, tạo và quản lý hóa đơn, theo dõi giao dịch tài chính, tạo báo cáo tài chính,.... Đây được xem là một trong những khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh.
Quàn lý bán hàng (Sales): Các module quản lý bán hàng như: CRM- Quản lý quan hệ khách hàng, điểm bán hàng - POS, báo giá, xử lý đơn đặt hàng, quản lý giá cả và giảm giá, theo dõi hiệu suất bán hàng và tạo báo cáo bán hàng…
Quản lý sản xuất (Manufacturing): Module này là một phần quan trọng của hệ thống ERP cho các doanh nghiệp sản xuất. Giúp doanh nghiệp quản lý sản phẩm, quản lý quy trinh sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tối ưu hóa sản xuất,...
Quản lý nhân sự (HR - Human Resources): Đây là một phần quan trọng của hệ thống ERP, giúp doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực của họ một cách hiệu quả. Bao gồm các chức năng như Tính lương, Thời gian nghỉ, Tuyển dụng, Nhân viên, Lập kế hoạch, Đánh giá, Bảo hiểm, Phê duyệt, Chấm công, Quản lý kỹ năng và Phụ cấp.
Các lợi ích của Odoo là gì?
Tích hợp toàn diện: Odoo tích hợp nhiều ứng dụng, từ quản lý kho, bán hàng, tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất đến dự án và nhiều lĩnh vực khác. Điều này giúp loại bỏ sự phân tán thông tin và tạo nền tảng để các bộ phận hoạt động liên tục và hiệu quả hơn. Đặc biệt, Odoo xây dựng theo cấu trúc module, người dùng có thể tùy ý lựa chọn các ứng dụng phù hợp trên kho apps và cài đặt để sử dụng. Hơn 10.000 module hỗ trợ chính là điểm nổi bật của hệ thống Odoo.
Dễ sử dụng, dễ tương tác: Phần mềm Odoo được thiết kế với phương pháp lấy người dùng làm trung tâm, xem xét nhu cầu và mong đợi của người dùng ở các vai trò và bộ phận khác nhau. Hệ thống này cung cấp các quy trình công việc rõ ràng và trực quan, nhập dữ liệu đơn giản hóa và các quy trình đơn giản, giảm thời gian học tập cho người dùng mới và tạo điều kiện sử dụng hệ thống hiệu quả.
Tiết kiệm chi phí: Sử dụng Odoo thay cho các hệ thống riêng lẻ có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể trong việc mua sắm và triển khai nhiều phần mềm khác nhau. Odoo cung cấp nền tảng toàn diện với chi phí triển khai và quản lý thấp. Bên cạnh đó, Odoo cho phép trả phí theo module, sẽ trả phí tùy vào chức năng người dùng cần sử dụng. Đây có lẽ là một điểm nổi bật khác của Odoo.
Bảo mật tốt: Odoo được thiết kế với các tính năng bảo mật mạnh mẽ để đảm bảo an toàn thông tin kinh doanh. Bạn có thể quản lý quyền truy cập và kiểm soát dữ liệu theo cách tùy chỉnh.
Cộng đồng rộng lớn: Cộng đồng Odoo đông đảo, nơi bạn có thể tìm kiếm hỗ trợ, tài liệu và tiện ích mở rộng từ cộng đồng người dùng Odoo trên khắp thế giới.
Đa dạng phương thức thanh toán: Phần mềm Odoo hỗ trợ đa dạng phương thức thanh toán khi doanh nghiệp triển khai một Website thương mại điện tử. Chúng ta có thể xem xét nhu cầu và sự thuận tiện của khách hàng để có thể lựa chọn tích hợp các phương thức thanh toán phù hợp nhất, chẳng hạn như thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng, Visa, PayPal,…
Cập nhật liên tục: Odoo luôn phát triển và cập nhật các phiên bản mới để đáp ứng các yêu cầu mới và cải thiện tính năng.
Nhược điểm của Odoo ERP là gì?
Khả năng tùy chỉnh đôi khi phức tạp: Mặc dù Odoo cho phép tùy chỉnh, việc điều chỉnh một số tính năng phức tạp có thể đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu. Điều này có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào nhà cung cấp hoặc đối tác kỹ thuật.
Khả năng tương thích ngược: Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng được chú ý khi thiết kế nền tảng ERP và các đối thủ cạnh tranh như SAP luôn coi trọng khả năng tương thích ngược trong thiết kế của họ. Tuy nhiên, đây là một nhược điểm khi nói đến phần mềm Odoo vì thiết kế của họ thiếu chức năng này. Tại thời điểm phát hành phiên bản mới, người dùng cần trải qua các rắc rối về di chuyển mã và dữ liệu.
Thiếu sự hỗ trợ từ Odoo: Sở hữu hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, việc chăm sóc khách hàng và nhận được hỗ trợ từ đội ngũ nhân sự Odoo thực sự rơi vào thế khó khăn. Nếu may mắn, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía nhân viên của Odoo, nhưng chất lượng hỗ trợ thực sự khó có thể trọn vẹn vì số lượng yêu cầu quá nhiều. Mặt khác, bạn cũng có thể xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên phụ trách Odoo, nhưng việc này thường không mấy dễ dàng vì chi phí đào tạo, cũng như các khóa học của Odoo vô cùng đắt đỏ.
KẾT LUẬN
Sau khi xem xét các lợi ích và nhược điểm của hệ thống Odoo ERP, việc sử dụng nó trong doanh nghiệp cần phải dựa trên nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và khả năng triển khai hệ thống. Odoo có nhiều tính năng mạnh mẽ, tích hợp đa dạng, và mã nguồn mở, đây là điểm mạnh giúp doanh nghiệp tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu cụ thể và tiết kiệm chi phí cài đặt.
Việc triển khai và quản lý hệ thống Odoo có thể đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao và đầu tư thời gian đáng kể. Do đó, quá trình triển khai Odoo có thể trở thành một thách thức với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm được cách khắc phục những nhược điểm này bằng cách thuê các dịch vụ gia công phần mềm Odoo theo yêu cầu. Tại đây, doanh nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức trong tất cả các bước từ: Triển khai lắp đặt – Tùy chỉnh và nâng cấp – Vận hành – Bảo hành.
Seatek - một trong những đối tác tiềm năng của Odoo tại thị trường Việt Nam. Tại đây, nhiều nhân sự có chuyên môn và am hiểu phần mềm Odoo sẽ hỗ trợ tư vấn lộ trình miễn phí cho doanh nghiệp. Tìm hiểu ngay!
Mỹ - Ngày càng có nhiều người trẻ từ bỏ giảng đường đại học đề lập công ty khởi nghiệp AI, hoặc gia nhập startup ở lĩnh vực này.
Ở độ tuổi 19, Govind Gnanakumar đã rời ghế giảng đường Viện Công nghệ Georgia để tập trung toàn thời gian cho Automorphic, công ty khởi nghiệp về AI do anh và một số người bạn lập nên.
Govind Gnanakumar, CEO Automorphic - công ty khởi nghiệp về AI. Ảnh: WSJ
Gnanakumar nằm trong số những thanh niên có độ tuổi dưới 20 đam mê công nghệ AI và quyết định không bỏ lỡ "cơn sốt vàng" đang diễn ra.
Sự ra đời của ChatGPT và Google Bard đã mang đến một lời hứa hẹn cho công nghệ tương lai, nơi con người chỉ cần nhập câu lệnh và AI sẽ làm mọi thứ. Dữ liệu do Crunchbase thu thập cho thấy hơn 25% số tiền đầu tư khởi nghiệp đã được đổ vào doanh nghiệp AI trong 9 tháng đầu năm, quy mô thị trường danh cho ứng dụng AI đang tăng với cấp số nhân. Tốc độ phát triển nhanh chóng khiến không ít người trẻ bỏ học để tham gia, đến nỗi giới đầu tư, dù khen ngợi sự dũng cảm của họ, phải đưa ra cảnh báo rằng rất nhiều dự án sẽ đối mặt tương lai thất bại.
Đối với Gnanakumar, trải nghiệm khi bỏ học để lập công ty riêng cũng đáng giá như việc học để lấy được tấm bằng. Công việc tại startup của anh là tạo công cụ AI có thể trả lời các câu hỏi phức tạp về một số chủ đề mang tính chuyên ngành, chẳng hạn như gene hoặc luật sáng chế.
"Nhiều người muốn tự động hóa công việc của họ. Tôi muốn giúp họ thực hiện điều đó sớm hơn", Gnanakumar nói.
Với làng sóng AI lần này có một số điểm tương đồng với các đợt bùng nổ công nghệ trước đây, khi hàng loạt sinh viên từ bỏ việc học để theo đuổi cơn sốt mới. Đại học Stanford cho biết từng không ít lần khuyên sinh viên "kiềm chế tham vọng" và tập trung lấy bằng cấp thay vì nghỉ học sớm.
Trên thực tế, vẫn có nhiều người từ bỏ việc học và thành công trong lĩnh vực công nghệ, như Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Steve Jobs, nhưng chỉ có một số ít trên thế giới làm được như vậy.
Tương tự, Kevin Lu, hiện 20 tuổi, đã rời Đại học Waterloo ở Ontario (Canada) để dành thời gian cho Sweep AI - một nền tảng do anh và nhóm bạn tạo ra. Tại công ty, anh đảm nhận vai trò CTO. "Nếu đợi đến khi tốt nghiệp, tôi có thể sẽ bị AI thay thế. Tôi thà là người thay thế người khác", Lu nói. Một phân tích gần đây của McKinsey cho thấy có tới 30% thời gian của nhân viên công nghệ có thể bị thay đổi bởi tự động hóa trong thập kỷ tới. Còn theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania và OpenAI, 80% số người lao động đang làm công việc mà ít nhất một nhiệm vụ trong đó có thể bị AI thay thế trong tương lai.
David Zhi LuoZhang và Jeffrey Pan, đều 20 tuổi, đã tham gia khóa đào tạo về máy học ở cấp độ sau đại học tại Đại học Pennsylvania năm ngoái khi là sinh viên năm hai. Sau đó, cả hai tạo ra Bronco AI, công cụ tổng hợp dữ liệu kinh doanh để hỗ trợ việc ra quyết định của các giám đốc điều hành. Khi nhận khoản đầu tư đầu tiên, họ nghỉ học.
Jay Dang, 21 tuổi, cũng đã rời Đại học California Berkeley vào tháng 1 sau khi thành lập FlowGPT - bộ ứng dụng dựa trên AI có thể tạo trò chơi hoặc thực hiện các tác vụ như viết tài liệu tiếp thị hay chỉnh sửa sơ yếu lý lịch. Anh cho biết đó là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời. Đến nay, FlowGPT có 2,2 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Vào tháng 5, công ty huy động được hai triệu USD vốn đầu tư và hiện được định giá 12 triệu USD. Hiện startup này có 8 nhân viên toàn thời gian.
"Tôi hiện làm việc 90 tiếng mỗi tuần khi khởi nghiệp, không khác là bao so với thời gian lên lớp và tự học, đặc biệt là trong các kỳ thi", Dang nói, đồng thời nhắc đến "kế hoạch B" của mình. "Bạn luôn có thể quay lại trường đại học nếu thất bại".