Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayThị Trường Tài Chính

Kiếm bộn nhờ mô hình cho thuê căn hộ trung - cao cấp



Tại thành phố 10 triệu dân như Sài Gòn có không ít đại gia ẩn mình sở hữu nhiều bất động sản nhưng không muốn thu bạc lẻ. Họ chỉ cho thuê sỉ cả tòa nhà và cần đối tác đứng ra trả tiền định kỳ bằng hình thức bao thuê dài hạn. Các đại gia này giao cho khách thuê trọn gói quyền tự tổ chức kinh doanh: ngăn phòng, chia tầng, kiếm khách thuê, quản lý...

Tại một số chung cư thuộc khu Đông và Nam Sài Gòn mới đi vào khai thác được 6-18 tháng cũng xuất hiện các nhà đầu tư thuê căn hộ 2 phòng ngủ rồi cho khách thuê lại theo hình thức ở ghép. Đối tượng thuê là sinh viên có điều kiện kinh tế tốt, các nhóm nhân viên văn phòng còn độc thân có thu nhập khá trở lên.

Nhà đầu tư phân khúc này tận dụng lợi thế các chung cư mới bàn giao còn vắng người ở, thiếu dịch vụ tiện ích nên dễ thương lượng được mức giá "mềm" hơn giá thị trường để cho thuê ăn chênh lệch. Tuy nhiên, các trường hợp thuê căn hộ để cho thuê lại thường bão hòa từ năm thứ 3 trở đi. Nguyên nhân là do cộng đồng dân cư được hình thành, tiện ích hoàn thiện, giá thuê bước vào quỹ đạo tăng dần đều, chủ căn hộ có xu hướng lấy lại nhà để tự khai thác.



TP HCM đang nở rộ mô hình thuê bất động sản để cho thuê lại dưới nhiều hình thức. Ảnh: Vũ Lê

Nhóm nhà đầu tư tổ chức cũng đã lộ diện. Vài năm nay, một doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định, tư vấn bất động sản đã thử nghiệm thành công mô hình thuê cao ốc để cho thuê lại.

Đơn vị này bao thuê trọn gói một cao ốc tọa lạc tại quận 3, cách trung tâm quận I, TP HCM chỉ hơn trăm mét rồi tìm đối tác cho thuê từng tầng và tự quản lý tòa nhà. Khách hàng thuê mặt bằng làm văn phòng là các công ty châu Á và Việt Nam. Tầng trệt khách thuê làm khu bán lẻ vì lợi thế mặt tiền.

Nguyên nhân chủ đầu tư cao ốc này chọn hình thức cho thuê toàn bộ tòa tháp có vị trí đắc địa vì doanh nghiệp không có mạng lưới khách thuê dồi dào và thiếu kinh nghiệm quản lý bất động sản.

Trường hợp cá biệt hơn, một tập đoàn kinh doanh đa ngành tại quận I, vừa săn lùng và thuê dài hạn cao ốc có vị trí mặt tiền đắc địa, bán kính cách trung tâm Sài Gòn chưa đầy 2 km rồi cho thuê lại. Các công ty con của tập đoàn thuê một nửa tòa tháp (hạch toán chi phí trả ngược về công ty mẹ). Một nửa tòa nhà chuyển thành phòng khách sạn cho các chuyên gia của công ty lưu trú và cho khách vãng lai thuê. Tầng cao nhất và của tòa tháp này và sân thượng được bố trí nhà hàng, quán cà phê.

Khó khăn lớn nhất là chủ tòa nhà là phải đầu tư thời gian và công sức để tạo dựng các mối quan hệ, để tìm nguồn khách. Đó là lý do sau một thời gian tự vận hành không hiệu quả, chủ đầu tư có khuynh hướng tìm những đơn vị có uy tín để khoán cả việc kinh doanh, quản lý, khai thác tài sản giúp mình.

Tại TP HCM, thị trường này phát triển với quy mô nhỏ hơn là những loại hình căn hộ dịch vụ cho thuê, căn hộ tiện ích, nhà trọ cao cấp… Một hình thức khác là thuê lại khách sạn 2-4 sao hoặc cao ốc văn phòng để kinh doanh, phổ biến nhất là nhượng quyền thương hiệu.

Câu hỏi mấu chốt cho nhà đầu tư muốn chọn loại hình thuê cao ốc để cho thuê lại là, liệu thị phần có đủ lớn để tham gia và tạo lợi nhuận không. Chỉ nên đầu tư mô hình này khi chọn được phân khúc thị trường mới nổi, nguồn cung còn hạn chế và nhu cầu bức thiết. "Nếu định giá sai, quản lý kém dễ dẫn đến tỷ lệ trống cao, khả năng thua lỗ rất lớn", ông khuyến cáo.

Ngân hàng Mê Kông sắp rời thị trường

Thống đốc Ngân hàng quyết định Ngân hàng Mê Kông sẽ sáp nhập vào Ngân hàng Hàng Hải.Theo quyết định này, Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng Mê Kông (MDBank). Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực (ngày 28/8), Maritime Bank phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bố cáo sáp nhập...
MDBank tiền thân là Ngân hàng Mỹ Xuyên, tập trung chủ yếu vào khu vực Đồng bằng Sông Cửu long nơi mà Maritime Bank không mạnh về mạng lưới và nguồn khách hàng. Hiện Maritime Bank sở hữu hơn 10% vốn tại đây.

 Sau sáp nhập, ngân hàng có vốn điều lệ gần 11.800 tỷ đồng (bằng tổng vốn điều lệ hiện tại của Maritime Bank 8.000 tỷ đồng và MDB 3.750 tỷ đồng) với tổng tài sản khoảng 113.000 tỷ đồng. Theo báo cáo kiểm toán hiện nay, giá trị sổ sách của Maritime Bank là 11.000 đồng một cổ phiếu, của MDB là 10.500 đồng.

Trong lộ trình tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2012 đến nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhiều lần nhắc tới kế hoạch sáp nhập để cho ra đời một số ngân hàng quy mô lớn tầm khu vực, bên cạnh việc xử lý những đơn vị quy mô nhỏ hoạt động không hiệu quả và không minh bạch về quản trị, sở hữu.

Thương vụ Maritime Bank và MDBank nếu thành sẽ là vụ sáp nhập tiếp theo trên thị trường, sau Habubank-SHB, Western Bank với Công ty Tài chính PVFC, HDBank với DaiA Bank, MHB - BIDV, PG Bank - Vietibank và gần đây nhất là Sacombank nhận sáp nhập Southern Bank.

Theo Nguồn Tin Việt

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề lao động - Đài Tiếng Nói TPHCM




Bộ luật Lao động mới đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động nhiều hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều doanh nghiệp than khổ vì cho rằng không có luật nào bảo vệ cho doanh nghiệp trong vấn đề lao động. Bà Trần Thị Luật- Chuyên viên tiền lương Công ty Samco cho biết:

Ngoài những vướng mắc trong việc giải quyết chế độ nghỉ việc, nghỉ hưu, thai sản cho người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp khá nhiều khó khăn trong các thủ tục bảo hiểm xã hội.



Ảnh minh họa- Internet.

Theo thống kê, tổng số việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm đến 60% việc làm của nền kinh tế. Đây là một con số hết sức lớn. Nếu các chính sách kinh tế tạo điều kiện phát triển tốt doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số việc làm tạo ra sẽ rất lớn. Trước thực tế đó, việc ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoàn toàn cần thiết. Ông Đỗ Văn Khánh - Phó giám đốc Cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP cho biết:

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp còn phải đối phó với những “kẻ trộm” cổ cồn trắng. Tình trạng lấy cắp thông tin tại các doanh nghiệp xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là trong các công ty kinh doanh, cung cấp dịch vụ tư vấn hay tuyển dụng nguồn nhân lực. Bà Nguyễn Thị Hồng - Trưởng phòng nhân sự công ty U&Me bức xúc:

Do đó, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, để có một chính sách quản trị, đặc biệt là quản trị nguồn nhân lực là rất khó khăn. Bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa đa số là không có bộ phận chuyên trách hoặc những chuyên gia giỏi để thực hiện. Để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh về chất lượng, phát triển bền vững và hội nhập, theo nhận định của các chuyên gia thì phải xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân - Trường Đại học Kinh tế cho rằng:



Chính vì vậy, để phát triển bền vững và hội nhập, bản thân chủ doanh nghiệp cần phải thay đổi chính họ và tạo ra những thay đổi cho doanh nghiệp của họ phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển. Các chủ doanh nghiệp phải tích cực tham gia vào các khóa đào tạo để nâng cao trình độ tri thức quản trị. Các quy trình sản xuất sản phẩm, các kỹ năng nghề nghiệp của các nhân viên giỏi cần được ghi lại thành hồ sơ để tạo tri thức cho doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên ghi lại mọi thông tin, tri thức để cùng chia sẻ với nhau trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, tạo văn hóa lắng nghe nhân viên để nhân viên phát huy sáng tạo trong giải quyết công việc và gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.

Về phía nhà nước, cần có 1 trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thật sự hiệu quả, như xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, dạy vi tính, anh văn để nâng cao chất lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển chung của cả nước và hội nhập quốc tế.



Đăng ký: Bài đăng
❌
❌