Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayMain stream

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng.∴

Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.

Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.

Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.

Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.

Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.

Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Keppel Land Việt Nam đã lên tới 164 tỷ đồng, cho thấy tình trạng rất căng thẳng của doanh nghiệp này.


NhaDatSaiGon.Net

By: GPDN
27 August 2023 at 14:35

Thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục rõ nét

NhaDatSaiGon.Net ) Tín hiệu hồi phục của thị trường đã bắt đầu xuất hiện khi thanh khoản tại một số khu vực đã ghi nhận. Cộng với động thái quyết liệt gỡ khó của Chính phủ, nhân tố này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục của thị trường.

 
 
Thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục rõ nét - Ảnh 1.

Chỉ mới cách đây nửa năm, bức tranh ảm đạm vẫn còn bao phủ thị trường. Khó khăn của doanh nghiệp địa ốc chất chồng khi loạt dự án vướng pháp lý, dòng tiền thu về khó do tỷ lệ hấp thụ bán hàng thấp, áp lực từ nguồn vốn triển khai dự án…

Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, tại một số thị trường như Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên… các dự án bắt đầu rục rịch rịch khởi động mở bán. Ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ booking sản phẩm tăng mạnh, tập trung vào dòng chung cư. Thậm chí, có dự án mới mở bán đã ghi nhận “hết hàng” trong ngày.

Loạt tín hiệu tích cực đó đã xuất hiện. Đáng chú ý mới đây, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tháo gỡ vướng mắc cho thị trường địa ốc. Nhân tố này được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục của thị trường.

 

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch G6 cho rằng, có nhiều yếu tố khiến thị trường hưng phấn trở lại. Đó là lãi suất hạ, các ngành nghề khác cũng được đẩy mạnh, cùng với sự chỉ đạo tháo gỡ của Chính phủ và bộ ngành, thị trường sẽ ấm lên rõ rệt từ quý III/2023.

“Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy thị trường bất động sản đang bắt đầu hồi phục và dần ấm lên. Lượng giao dịch trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 cải thiện rõ rệt hơn rất nhiều so với nửa cuối năm 2022. Không chỉ chung cư mà ngay cả đến phân khúc đất nền đã bắt đầu có giao dịch khả quan. Mặc dù, không thể kỳ vọng sức bật như năm 2021, đầu năm 2022 mà thị trường cần hồi sức từ từ”.

Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho hay, ngay từ đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm thúc đẩy và tháo gỡ khó khăn cho thị trường động sản. Một số dự án đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc, nhiều dự án được tái khởi động. Đến cuối quý III, khả năng thị trường bất động sản sẽ có dấu hiệu hồi phục.

Chung quan điểm đó, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và thị trường nhấn mạnh: “Với cách điều hành quyết liệt của Chính phủ và bối cảnh kinh tế vĩ mô của hiện nay, thị trường hi vọng sẽ khởi sắc hơn từ sau quý 3 khi mà các chính sách điều hành của Chính phủ tác động rõ nét vào thị trường. Đồng thời, bức tranh kinh tế thế giới sẽ rõ nét và tích cực hơn”.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyền – Tổng giám đốc DMHGroup cũng nhận định, bối cảnh hiện nay thị trường đã trải qua giai đoạn thanh lọc và đang có nhiều thông tin tốt. Thị trường bước đầu vào giai đoạn "phục hồi” với nhiều tín hiệu tích cực như: lãi suất giảm, các chủ đầu tư tung ra sản phẩm mới, nhiều gói chính sách kích cầu được đưa ra thị trường.

Kết thúc nửa đầu năm 2023, Việt Nam có 5 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD với mức tăng trưởng ấn tượng.



Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2023, xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 29,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính chung trong nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 164 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022.




Trong số các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản đều đang tăng trưởng mạnh về kim ngạch. Đáng chú ý, có tới 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam góp mặt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu năm.




Đứng đầu là mặt hàng rau quả dẫn đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, trong tháng 6, xuất khẩu rau quả đạt 723.000 USD, tăng 182,1% so với tháng 6/2022. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,7 tỷ USD với hơn 1.000 tấn, tăng 64,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.


“Á quân nông sản” gọi tên cà phê với trị giá 392.000 USD và hơn 150.000 tấn trong tháng 6, tăng 24,3% về kim ngạch và tăng 9,1% về sản lượng so với tháng 6/2022. Kể từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hạt cà phê sang các nước đạt hơn 2,4 tỷ USD với hơn 1.000 tấn, tăng nhẹ 3% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 2,2% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo là mặt hàng nông sản đứng thứ 3 về kim ngạch với gần 2,3 tỷ USD, tăng 34,7% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2022. Sản lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 4.270 tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng thứ 4 trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD trong 6 tháng đầu năm là hạt điều. Trong tháng 6, xuất khẩu hạt điều đạt 56.000 tấn với kim ngạch đạt 325 triệu USD. Kết thúc 6 tháng đầu năm, hạt điều mang về hơn 1,61 tỷ USD với sản lượng 276.000 tấn xuất khẩu, tăng 10,5% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Xếp thứ 5 là mặt hàng cao su, trong tháng 6/2023, xuất khẩu cao su đạt 180.000 tấn với kim ngạch đạt 239 triệu USD. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su mang về 1,05 tỷ USD với sản lượng 766.000 tấn, giảm nhẹ 2,6% về lượng và 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong nửa cuối năm 2023, các mặt hàng nông sản vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt bức tranh xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là mặt hàng rau quả. Đánh giá về mức tăng trưởng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá nếu đà tăng trưởng với tốc độ này thì chắc chắn năm 2023, xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 5 tỷ USD, đó là hầu như chúng ta mới xuất khẩu thô, sản phẩm ở dạng quả tươi. Đặc biệt, nếu đầu tư tốt hơn nữa cho chế biến sâu, khai thác tiềm năng thị trường thì con số 10 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.

Với mặt hàng gạo, hiện giá gạo của Việt Nam cao xấp xỉ Ấn Độ, cao hơn Thái Lan. Việt Nam cũng đang chuẩn bị 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải. Sản lượng dự kiến của Việt Nam trong cả năm 2023 dự kiến sẽ đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, dự báo mang về hơn 4 tỷ USD.


Như Quỳnh
NhaDatSaiGon.Net

Thị trường bất động sản diễn biến ra sao trong thời gian tới?

Đưa ra nhận định về các phân khúc bất động sản trong thời gian tới, Công ty chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, về bất động sản công nghiệp tại thị trường phía Bắc, tính đến cuối quý I/2023, nguồn cung đất công nghiệp khu vực 1 (bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên) đạt khoảng 15.500 ha nhờ có thêm 3 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 528ha ở Bắc Ninh và Hải Dương, dẫn đến tỷ lệ lấp đầy trung bình giảm nhẹ xuống 80,6%, giảm 2,2% theo quý. Giá cho thuê trung bình ở mức 123 USD/m2/thời hạn thuê còn lại, tăng 2% theo quý trong đó Bắc Ninh và Hải Dương ghi nhận mức tăng cao nhất là 3-5%.




Tại thị trường phía Nam, tính đến cuối quý I/2023, nguồn cung đất công nghiệp khu vực 1 (bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An) đạt 32.432 ha nhờ thêm khu công nghiệp Nam Tân Uyên Giai đoạn 3 mở rộng 346 ha. Tỷ lệ lấp đầy đạt 85% và giá thuê tăng 9% so với cùng kỳ lên 173 USD/m2/thời hạn thuê còn lại.

Theo ACBS, một số khách thuê cắt giảm nhân sự và giờ làm do nhận được ít đơn đặt hàng hơn. Bên cạnh đó, FDI đăng ký 5 tháng đầu năm 2023 giảm 7% so với cùng kỳ xuống 10,9 tỷ USD. Tuy nhiên, theo dự thảo Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, TP.HCM đưa ra phương án Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM và Ban quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TPHCM (Hepza) được quyền phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi các Khu để rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ pháp lý dự án.

ACBS đánh giá, phân khúc này được hưởng lợi từ xu hướng mở rộng/di dời/đa dạng hóa cơ sở sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, giá thuê có thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ chậm.

Nguồn cung đất công nghiệp ở phía bắc dự kiến sẽ nhiều hơn phía nam nhờ cơ sở hạ tầng phát triển; KCN thông minh, KCN sinh thái, sản phẩm có thể linh hoạt chuyển đổi giữa nhà xưởng và nhà kho, nhà xưởng/nhà kho nhiều tầng sẽ ngày càng phổ biến.

Về phân khúc bất động sản nhà ở, thị trường quý I/2023 ghi nhận sự sụt giảm mạnh về nguồn cung và doanh số do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như lãi suất cao, thanh khoản thấp, nguồn cung hạn chế, …

Cụ thể, trong quý đầu năm, TP. HCM mở bán 2.900 căn hộ mới (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái) và bán được 960 căn hộ (giảm 23% so với cùng kỳ). Giá bán sơ cấp trung bình đi ngang quanh mức 2.500 USD/m2. Không có nguồn cung mới trong phân khúc nhà liền thổ và chỉ có 45 căn được bán ra trong quý I/2023.

Tại Hà Nội quý đầu năm chào đón nguồn cung mới gần 2.000 căn hộ (giảm 44% so với cùng kỳ), thấp nhất kể từ quý I/2020 và bán hơn 2.000 căn (giảm 58% so với cùng kỳ). Giá bán sơ cấp trung bình tăng 20% theo năm, đạt 1.992 USD/m2. Thị trường nhà liền thổ chào đón 1.250 căn mới, bằng 1/5 so với quý IV/2022 và bán được 1.130 căn, tương đương quý IV/2022.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Đồng thời NHNN đề xuất dự thảo sửa đổi Thông tư 16 về việc tổ chức tín dụng mua bán trái phiếu doanh nghiệp, trong đó đề xuất cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp đến ngày 31/12/2023 sẽ tăng thanh khoản trên thị trường trái phiếu – nguồn vốn lớn thứ hai cho ngành bất động sản.

Bên cạnh đó, Nghị định số 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và sẽ được áp dụng từ ngày 20/5/2023. Một số điểm nổi bật là cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho người mua các dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở. Qua đó, rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất và thời gian giao đất,... Nghị định này có tác động tích cực đến tâm lý thị trường, đẩy nhanh quá trình phát triển dự án, giúp hồi phục nguồn cung thị trường bất động sản và niềm tin của người mua nhà.

Tuy nhiên, ACBS đánh giá, bất động sản nhà ở sẽ tiếp tục có thách thức khi tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp khó khăn, quá trình phê duyệt dự án chậm, lãi suất cao. Hoạt động đầu cơ tài sản khiến chi phí giải phóng mặt bằng ở mức cao, gây khó khăn cho việc phát triển các dự án mới. Ngoài ra, nguồn cung mới hạn chế, trong đó đa số là sản phẩm của phân khúc cao cấp. Về giá bán dự kiến đi ngang hoặc giảm, do đó chủ đầu tư dự kiến sẽ đưa ra những gói hỗ trợ hấp dẫn hơn để kích cầu.

Về bất động sản nghỉ dưỡng, ACBS cho rằng sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, nhưng nhu cầu du lịch bị ảnh hưởng bởi nỗi lo về lạm phát và suy thoái kinh tế. Trong tương lai, nguồn cung mới được dự báo  sẽ giảm và tỷ lệ hấp thụ thấp.

Minh Tâm

Bán dừa sáp kiếm tiền triệu mỗi ngày



Dừa sáp có mặt ở Giồng Cây Xanh, Trà Vinh khoảng những năm 1960. Có tài liệu khác cho rằng loại cây cho quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gene hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.

Từng làm nhân viên xuất nhập khẩu 8 năm liền cho công ty ở TP HCM, nhưng Nguyễn Văn Tùng quê ở Trà Vinh cảm thấy không có nhiều đam mê với công việc này, nên quyết định nghỉ việc để theo đuổi công việc kinh doanh riêng.

Năm 2016, Tùng bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, tuy nhiên, mọi thứ không như chàng trai 8x này nghĩ vì dừa sáp nguồn cung ít, lại hay bị ảnh hưởng thời tiết nên giá cao, nhiều cửa hàng trái cây nhập về bán nhưng khá kén khách. Thời gian đầu Tùng chịu lỗ vài chục triệu đồng vì phải cho khách ký gửi hàng, khi nào bán được họ mới trả tiền, trong khi đó sản phẩm này chỉ bảo quản được 10-15 ngày nên để lâu dễ bị hư hỏng. Đặc biệt, nếu cửa hàng không bán được mà trả lại thì dừa để lâu cũng đành bỏ đi chứ không sử dụng được nữa.






“Thời điểm đầu khá khó khăn, một mình nhập hàng rồi giao hàng… tất cả mọi việc đều một tay mình làm nhưng không đâu ra đâu. Thế nhưng, tôi quyết tâm không bỏ cuộc giữa chừng và kiên trì theo đuổi sang đến tháng thứ 3 thì sản phẩm bắt đầu được khách hàng tiếp nhận và có lãi. Ngoài việc thu gom nguồn hàng bên ngoài thì gia đình tôi có khoảng gần 1ha dừa sáp nên việc tạo nguồn hàng dễ dàng hơn”, chàng trai 8x bộc bạch.

Một trái dừa Tùng bán ra với giá 250.000 đồng, thời gian đầu mỗi ngày chỉ bán được khoảng 10 trái. Thấy sản lượng cung ứng ít, Tùng quyết định mở bán thêm tại các chợ phiên hay trên kênh online, đồng thời chế biến ra sản phẩm sinh tố dừa sáp bán trên kênh này với giá 30.000 đồng một ly. Nhờ kết hợp nhiều kênh, giờ đây mỗi ngày chàng trai này cung ứng ra thị trường 100 trái dừa sáp, thu về gần 25 triệu đồng mỗi ngày. Sau khi trừ chi phí mua hàng và lương nhân viên, Tùng lãi hơn triệu đồng một ngày. Sắp tới, để sản phẩm được biết đến rộng rãi Tùng sẽ tìm cách giới thiệu hàng ở siêu thị, đồng thời mở thêm cửa hàng riêng để quảng bá và bán sản phẩm.

“Sở dĩ dừa sáp có giá cao là vì chúng chỉ cho ra trái sáp trong 5 năm chứ không có thể thu hoạch được trên 30 năm như dừa thường. Điều đặc biệt là dừa sáp chỉ có thể trồng được ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Nếu đem đi nơi khác trồng sẽ không thể cho ra trái sáp. Thông thường một buồng dừa 12 quả, chỉ có khoảng 3-4 quả dừa sáp, thậm chí có khi không có quả sáp nào”, Tùng cho biết và kỳ vọng sẽ giúp sản phẩm dừa sáp của quê hương được người dân từ nhiều vùng miền biết đến trong thời gian tới, đồng thời có thể xuất khẩu đi nước ngoài.

Chia sẻ về sự khác biệt của dừa sáp với dừa thường, Tùng cho biết, dừa sáp còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường; nước dừa đặc lại trong veo như sương sa. Loại này chỉ trồng được ở Cầu Kè (Trà Vinh). Dừa sáp có công dụng tốt cho sức khỏe, vì có tính mát cao.

Ngân hàng Mê Kông sắp rời thị trường

Thống đốc Ngân hàng quyết định Ngân hàng Mê Kông sẽ sáp nhập vào Ngân hàng Hàng Hải.Theo quyết định này, Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng Mê Kông (MDBank). Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực (ngày 28/8), Maritime Bank phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bố cáo sáp nhập...
MDBank tiền thân là Ngân hàng Mỹ Xuyên, tập trung chủ yếu vào khu vực Đồng bằng Sông Cửu long nơi mà Maritime Bank không mạnh về mạng lưới và nguồn khách hàng. Hiện Maritime Bank sở hữu hơn 10% vốn tại đây.

 Sau sáp nhập, ngân hàng có vốn điều lệ gần 11.800 tỷ đồng (bằng tổng vốn điều lệ hiện tại của Maritime Bank 8.000 tỷ đồng và MDB 3.750 tỷ đồng) với tổng tài sản khoảng 113.000 tỷ đồng. Theo báo cáo kiểm toán hiện nay, giá trị sổ sách của Maritime Bank là 11.000 đồng một cổ phiếu, của MDB là 10.500 đồng.

Trong lộ trình tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2012 đến nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhiều lần nhắc tới kế hoạch sáp nhập để cho ra đời một số ngân hàng quy mô lớn tầm khu vực, bên cạnh việc xử lý những đơn vị quy mô nhỏ hoạt động không hiệu quả và không minh bạch về quản trị, sở hữu.

Thương vụ Maritime Bank và MDBank nếu thành sẽ là vụ sáp nhập tiếp theo trên thị trường, sau Habubank-SHB, Western Bank với Công ty Tài chính PVFC, HDBank với DaiA Bank, MHB - BIDV, PG Bank - Vietibank và gần đây nhất là Sacombank nhận sáp nhập Southern Bank.

Theo Nguồn Tin Việt
❌
❌