Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayMain stream

“Ăn chắc, mặc bền” với cổ tức



Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu cổ phiếu có truyền thống chi trả cổ tức cao lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm %. Đa phần là các doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm.

 

Mua cổ phiếu “ăn” cổ tức (tiền mặt) là chiến lược đầu tư không hiếm trên sàn chứng khoán nhưng đôi khi lại bị “lu mờ” bởi những con sóng đầu cơ dồn dập. Với những người ưa thích lướt sóng, vài đồng cổ tức chỉ là “cơm thêm”, có thì tốt mà không có cũng chẳng sao. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít nhà đầu tư theo trường phái “ăn chắc, mặc bền”, nắm giữ dài hạn hưởng cổ tức.

Khá may mắn, thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu cổ phiếu có truyền thống chi trả cổ tức cao lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm %. Những “con gà đẻ cổ tức” trải khắp trên cả 3 sàn với quy mô đa dạng từ bluechips cho đến midcap, penny.


Dấu * là kế hoạch cổ tức cho năm 2022 nhưng chưa thực hiện chi trả

Nhà đầu tư có thể thoải mái lựa chọn mà không ngại vấn đề thanh khoản. Từ các cá nhân - nòng cốt của thị trường có vốn khiêm tốn đến những "tay to" vốn khủng đều có thể đi tiền. Từ vài trăm triệu đến hàng trăm tỷ, vốn cỡ nào cũng có cổ phiếu phù hợp để đầu tư.

Danh sách chọn lựa bao gồm rất nhiều cái tên quen thuộc như Vianmilk (VNM), Sabeco (SAB), Nhựa Bình Minh (BMP), PV Gas (GAS), VEAM Corp (VEA), Dược phẩm Trung ương 3 (DP3), Mía đường Sơn La (SLS),… với truyền thống chi trả cổ tức hàng chục % mỗi năm. Ngay cả “tân binh” là Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) thậm chí cũng chơi lớn khi chia cổ tức đến 306,55% cho năm 2022.

Đa phần tỷ lệ cổ tức năm ngoái/thị giá của nhóm này đều khá hấp dẫn, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng 12 tháng, thậm chí còn lên đến 2 chữ số. Đây là tỷ suất sinh lời đáng mơ ước trong bối cảnh thị trường biến động không thuận lợi. Việc điều chỉnh giá khi lăn chốt cổ tức có thể là rào cản trong ngắn hạn nhưng không thể phủ nhận giá trị mà việc đầu tư dài hạn mang lại khi nắm giữ những cổ phiếu này.

Về cơ bản, cổ tức cao đều đặn phần nào cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức được duy trì đều đặn trên nền tảng doanh nghiệp “ăn nên, làm ra”. Lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy cổ phiếu trên thị trường đi lên. Vì thế, nhà đầu tư dài hạn có thể “ung dung” hưởng lãi kép nhờ nắm giữ những cổ phiếu “sòn sòn” cổ tức cao hàng năm.


Có thể dễ dàng nhận thấy, nhóm có truyền thống chia cổ tức cao đều đặn hàng năm đa phần nằm trong lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp này thường xuyên duy trì lợi nhuận ổn định, một số trường hợp tăng trưởng đều tạo tiền đề cho chính sách cổ tức phóng khoáng. Thêm nữa, khá nhiều trong số này là doanh nghiệp có vốn Nhà nước và việc chia cổ tức cao là điều gần như bắt buộc.

Theo Nghị định 140/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, sau khi chia lãi cho các bên góp vốn, bù đắp khoản lỗ của các năm trước, trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, trích quỹ đầu tư phát triển (tối đa 30%) thì phần lợi nhuận còn lại sẽ thực hiện chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông.

Quy định này khiến cổ đông của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm quyền chi phối như PV Gas, VEAM Corp có thể yên tâm với chính sách cổ tức hàng năm. Thậm chí, những doanh nghiệp Nhà nước không còn nắm quyền chi phối như Vinamilk, Sabeco, Nhựa Bình Minh cũng không ngần ngại “dốc hầu bao” khi trích gần như toàn bộ lợi nhuận để chi trả cổ tức hàng năm.

Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng sức hút của các cổ phiếu này trong mắt khối ngoại. Điển hình như trường hợp của Thaibev tại Vinamilk, Sabeco hay SCG tại Nhựa Bình Minh, cổ tức cao hàng năm đem lại cho các tập đoàn này dòng tiền ổn định qua đó bù đắp một phần số tiền bỏ ra để mua gom cổ phần đồng thời có thêm nguồn lực để triển khai các kế hoạch trong tương lai.

Thực tế cho thấy chiến lược đầu tư “ăn” cổ tức không chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân mà còn cả các tổ chức. Minh chứng rõ ràng nhất là việc Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu DC (DC Blue Chip Fund, DCBC) thuộc Dragon Capital mới đây đã thay đổi mục tiêu đầu tư tập trung vào nguồn thu đều đặn từ lãi và cổ tức thay vì các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên sàn như trước.

Theo chiến lược mới, DCBC sẽ tập trung dành 100% tài sản quỹ vào cổ phiếu các doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức đều đặn trong quá khứ hoặc trong thời gian tới tại tất cả các ngành nghề. Đáng chú ý, cơ cấu đầu tư sau khi thay đổi sẽ không đầu tư vào trái phiếu niêm yết, trái phiếu chào bán ra công chúng, trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Động thái của “cá mập” DCBC (do Dragon Capital quản lý) như một lời khẳng định cho vị thế của trường phái đầu tư dài hạn “ăn” cổ tức sẽ không bao giờ lỗi thời ngay cả trong bối cảnh làn sóng đầu cơ áp đảo trên thị trường chứng khoán.
--

Vina Forex







Tiểu thư 9X Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh kiếm được gần 30 tỷ trong 8 tháng




Trong 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng tài sản của kiều nữ 9X “vượt mặt” nhiều đại gia như bầu Đức, bầu Long.

8 tháng, tài sản tăng 59%


Mặc dù cổ phiếu REE của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh giảm nhẹ trong tháng 8 nhưng tính chung từ đầu năm đến nay, REE đã vẫn có đà tăng khá ấn tượng và trở thành một trong các blue-chips có tốc độ đi lên đáng nể nhất.

Cụ thể, sau 8 tháng, REE tăng hơn 9.000 đồng/CP, tương ứng 59% và đóng cửa tháng 8 ở mức 24.500 đồng/CP. Xét về tốc độ tăng trưởng trong số các blue-chips, REE chỉ thua GAS. Trong cùng thời kỳ, GAS tăng tới 72,2%.

Cổ phiếu REE tăng mạnh, người được quan tâm nhiều nhất không phải các sếp lớn Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh như bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị hay ông Nguyễn Ngọc Hải, chồng bà Thanh. “Tâm điểm” của REE chính là tiểu thư Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, con gái bà Thanh.

Không chỉ xinh đẹp như một hot girl, cô gái sinh năm 1991 có thành tích học tập rất đáng nể. Cuối năm học lớp 10, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã giành được chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Năm 2009, cô trở thành là một trong những thí sinh đạt điểm IELTS cao nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi.

Chính vì vậy Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh được xem là một trong những tâm điểm của thị trường chứng khoán dù cô không giữ bất cứ chức vụ gì. Hiện cô đang sở hữu 3,16 triệu cổ phiếu REE (tương đương 1,29%).

Trong 8 tháng đầu năm, cổ phiếu REE tăng 59%. Vì vậy, 59% cũng là tốc độ tăng tổng giá trị cổ phiếu REE mà tiểu thư xinh đẹp này nắm giữ. Hiện tại, tài sản trên thị trường chứng khoán của Nhất Hạnh là 77,42 tỷ đồng sau khi tăng 28,8 tỷ đồng.

Gia đình Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh cũng kiếm bộn. Sau 8 tháng, cha cô, ông Nguyễn Ngọc Hải có thêm 133,84 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên 360,34 tỷ đồng. Bà Mai Thanh có thêm 90,48 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên 243,59 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của cả gia đình tiểu thư 9X đạt 681,35 tỷ đồng sau khi tăng 253,12 tỷ đồng.

“Tiểu gia” giàu lên trông thấy


Trong khi tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu đại gia khá chậm chạp, cổ phiếu “tiểu gia” lại đua nhau đi lên chóng mặt. Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến SD5 của Công ty Cổ phần Sông Đà 5. SD5 trở thành quán quân khi đi thẳng từ mức giá 5.400 đồng/CP lên 15.500 đồng/CP. SD5 có tốc độ tăng hơn 187%.

Như vậy, sau 8 tháng, vốn hóa thị trường của SD5 cũng tăng trưởng 187%, tương đương 181,8 tỷ đồng lên 279 tỷ đồng. Các cổ đông lớn của SD5 được hưởng lợi nhiều nhất khi cổ phiếu này tăng mạnh mẽ. Giá trị tài sản của cổ đông lớn, Tổng Công ty Sông Đà tăng 96,24 tỷ đồng lên 147,7 tỷ đồng.

Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo SD5 đưa ra giả thiết SD5 tăng mạnh vì đã giảm giá quá mạnh trong năm 2012, xuống thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn có thể là do thông tin chia cổ phiếu thưởng.

Trong năm nay, SD5 tăng vốn điều lệ từ 90 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1. SD5 còn lên kế hoạch kinh doanh 2013 tương đối lạc quan.

Không chỉ SD5 gây bất ngờ cho nhà đầu tư cũng như lãnh đạo công ty khi tăng mạnh, RAL (Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) đã trở thành “hiện tượng” bởi tốc độ tăng gần 140%. Tháng 7, tháng 8 là thời điểm “nóng” nhất của RAL.

Tính từ đầu năm tới nay, RAL đã tăng 32.200 đồng/CP, tương ứng 135,3% và đóng cửa tháng ở mức 52.500 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của RAL tăng 368 tỷ đồng lên 603,75 tỷ đồng.

Trong khi đó, các cổ phiếu đại gia có tốc độ tăng khá chậm chạp. Bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai luôn là tâm điểm của năm nhưng sau 8 tháng, cổ phiếu HAG chỉ tăng chưa đến 1.000 đồng/CP, tương ứng 4,1%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tài sản của bầu Đức cũng chỉ là 4,1%.

Sau 8 tháng, tổng giá trị cổ phiếu HAG mà bầu Đức nắm giữ đạt 6.263,26 tỷ đồng sau khi có thêm 242,28 tỷ đồng.
Trong tuần, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát lại gây chú ý khi lọt vào Top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam dù cổ phiếu HPG giảm 700 đồng/CP.

Sau 8 tháng, cổ phiếu HPG tăng 10.200 đồng/CP, tương ứng 48,57% và dừng ở mức 31.200 đồng/CP. Tổng giá trị cổ phiếu HPG mà ông Long nắm giữ tăng 1.030 tỷ đồng lên 3.072 tỷ đồng.

❌
❌