Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayMain stream

Endurance Capital Vietnam đã bán hết 1,47 triệu cổ phiếu, không còn là cổ đông NAF


(Nguồn Tin Việt) Trong nửa đầu năm 2023, NaFoods ghi nhận doanh thu hợp nhất 848 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 62 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 6% và 58% so với cùng kỳ năm trước.

Endurance Capital Vietnam I Limited vừa thông báo hoàn tất việc bán ra toàn bộ gần 1,5 triệu cổ phiếu NAF của CTCP NaFoods Group trong khoảng thời gian từ 14/7 đến 9/8/2023. Sau giao dịch này, Endurance Capital Vietnam I Limited không còn nắm giữ cổ phiếu NAF.

Hiện ông Lars Johan Gerard De Geer, Giám đốc điều hành quỹ Endurance Capital Vietnam cũng là Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần NaFoods Group.

Đáng chú ý, từ khoảng tháng 6 trở lại đây, Endurance Capital Vietnam I Limited liên tục đăng giảm tỷ lệ sở hữu tại NAF, từ mức 5,9% vốn, xuống 4,9%, giảm tiếp về 2,9% và sau giao dịch trên, Endurance Capital Vietnam I Limited không còn là cổ đông NAF.

Diễn biến cổ phiếu NAF ghi nhận những diễn biến tích cực trong tuần này khi tăng 8,9%, từ mức 14.600 đồng/cp lên 15.900 đồng/cp, với khối lượng tăng tốt hơn giai đoạn trước đó, trên 400.000 đơn vị. Đặc biệt phiên 9/8, cổ phiếu tăng kịch trần lên 16.350 đồng/cp, khớp gần 1 triệu cổ phiếu và phiên 10/8 khớp hơn 780.000 đơn vị.

Không ngoại trừ, đây là hai phiến chính mà cổ đông này thực hiện giao dịch như đã đăng ký.

Thống kê cho thấy, thanh khoản của NAF trong 1 năm gần nhất chỉ chưa đến 140.000 đơn vị/phiên, trong 1 quý gần nhất hơn 200.000 đơn vị/phiên, nhưng trung bình trong 1 tuần qua là hơn 640.000 đơn vị/phiên.

Được biết, NaFoods hiện nắm trong tay 70% thị phần xuất khẩu chanh leo tại Việt Nam và chiếm 8% thị phần chanh leo cô đặc toàn cầu. Bên cạnh sản phẩm truyền thống là Chanh leo, NAF còn là nhà sản xuất hoa quả, nông sản lớn với công nghệ hiện đại và sản phẩm đa dạng bao gồm nước ép IQF, hoa quả và rau củ đông lạnh, sản phẩm sấy khô, sấy dẻo và hoa quả tươi. Công ty xuất khẩu sản phẩm đi 70 quốc gia, trong đó Châu Âu là thị trường lớn nhất với khoảng trên 40% doanh thu hang năm.

Trong nửa đầu năm 2023, NaFoods ghi nhận doanh thu hợp nhất 848 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 62 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 6% và 58% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, Nafoods Group lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu đạt 2.125 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 106 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 33% so với thực hiện năm 2022. Cổ tức dự kiến 15%. Như vậy, sau nửa đầu năm, NAF đã hoàn thành 40% kế hoạch doanh thu và 58% kế hoạch lợi nhuận.

Theo kế hoạch năm 2023, Nafoods Group sẽ chào bán riêng lẻ tối đa 30 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Cổ phiếu chào bán bị hạn chế 3 năm với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện trong năm 2023 sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Mục đích nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, bổ sung nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh trung và dài hạn của công ty, thanh toán các khoản nợ vay nhằm giảm áp lực tài chính.

Trong tháng 7 vừa qua, NAF công bố nghị quyết mua cổ phần tại 2 công ty thực phẩm để nâng sở hữu lên 99,9%, gồm CTCP Thực phẩm Nghệ An (Naprod) và CTCP Nafoods Tây Bắc.

Trong đó, NAF đang sở hữu 5% vốn tại Naprod, để tăng sở hữu, NAF sẽ mua thêm 5,88 triệu cổ phần (mua 2,7 triệu cổ phần từ ông Nguyễn Mạnh hùng, Phó Chủ tịch HĐQT NAF, tương ứng 42,86% vốn, và mua từ cổ đông khác 3,2 triệu cổ phiếu, tương ứng 52,04%). Giá chuyển nhượng 37.000 đồng/cp tương ứng NAF sẽ chi khoảng 217,7 tỷ đồng, nâng sở hữu lên 99,9% vốn (khoảng 6,2 triệu cổ phiếu).

Việc mua lại Naprod nằm trong thỏa thuận đầu tư giữa Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ký kết với NAF vào năm 2019. Theo thỏa thuận, NAF cần tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty liên kết để thực hiện việc chi phối và kiểm soát, tối thiểu 51%.

Với CTCP Nafoods Tây Bắc - là công ty con của NAF sở hữu tỷ lệ 91%. NAF sẽ mua thêm 445.000 cổ phần, tương đương 8,9% vốn điều lệ, để nâng tỷ lệ sở hữu lên 99.9% (tương đương gần 5 triệu cp). Giá nhận chuyển nhượng là 20.000 đồng/cp, tương đương giá trị 8,9 tỷ đồng.
Mạng Nội Trợ


Nguon Tin Viet

Công ty CP Vincom Retail (mã chứng khoán VRE) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

 Viet Advertising

Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất quý II đạt 2.173 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại (TTTM) ghi nhận doanh thu 1.943 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Trừ các khoản chi phí, Vincom Retail ghi nhận 1.001 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý II, tăng hơn 29% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng 2023, doanh thu thuần đạt 4.116 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.025 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 28% và 76% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận thuần từ hoạt động cho thuê TTTM 6 tháng đạt 76%, tăng 4 điểm % so với cùng kỳ năm trước, là kết quả của tăng trưởng doanh thu, cơ cấu chi phí săn chắc, bộ máy vận hành linh hoạt, hiệu quả.


Vincom Retail gồm 83 TTTM tọa lạc tại các vị trí trung tâm đắc địa, có hoạt động kinh doanh khởi sắc

Theo Vincom Retail, trong bối cảnh thị trường bất động sản bán lẻ khan hiếm nguồn cung chất lượng mới, doanh nghiệp này tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các tài sản hiện hữu. Hệ thống mạng lưới của Vincom Retail gồm 83 TTTM tọa lạc tại các vị trí trung tâm trên khắp 44 tỉnh thành cả nước.

Các yếu tố như uy tín thương hiệu, mô hình TTTM hiện đại nằm ở vị trí đắc địa cùng đội ngũ quản lý vận hành chuyên nghiệp và luôn đón đầu xu hướng tiếp tục là nền tảng để Vincom Retail phục hồi nhanh.


Đại diện Vincom Retail cho biết sẽ tiếp tục tối ưu hóa mô hình vận hành, tìm kiếm và nghiên cứu các xu hướng tiêu dùng mới để giữ vững vị thế là nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Về cổ phiếu, kết thúc phiên giao dịch ngày 27-7, cổ phiếu VRE của Vincom Retail được giao dịch ở mức 28.500 đồng.



Nguồn Tin Việt.


Cổ phiếu MWG đã tăng gần 40% trong chưa đầy 2 tháng.

 Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần giao dịch đầy khởi sắc với hàng loạt cổ phiếu bứt phá mạnh. Trong số đó, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động gây bất ngờ khi tăng hết biên độ và nằm trong top đóng góp lớn nhất vào VN-Index.


Từ vùng đáy, MWG đã tăng gần 40% thị giá qua đó leo lên mức cao nhất trong 9 tháng kể từ cuối tháng 10 năm ngoái. Vốn hóa thị trường cũng theo đó tăng thêm 21.300 tỷ đồng sau chưa đầy 2 tháng, lên trên 76.800 tỷ đồng.



Trong quá trình đi lên, “ông lớn” ngành bán lẻ hút tiền khá mạnh, thanh khoản cũng cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước. Đặc biệt trong phiên 21/7, MWG còn khớp lệnh lên đến 11,7 triệu đơn vị, con số kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2014. Giá trị khớp lệnh tương ứng hơn 600 tỷ đồng.


Giai đoạn xấu nhất đã qua

Cổ phiếu MWG đi lên mạnh mẽ trong bối cảnh ngành bán lẻ đang đón nhận nhiều thông tin tích cực thời gian gần đây. Kể từ ngày 1/7/2023, hàng loạt các chính sách đã có hiệu lực, điển hình như việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, tăng lương cơ bản lên 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng,…

Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán DSC cho rằng những yếu tố xấu nhất của ngành bán lẻ đã qua đi, dự báo thời điểm cuối quý 3 sẽ là điểm rơi thích hợp cho các doanh nghiệp bán lẻ bứt phá sau khi có đủ thời gian thẩm thấu các chính sách, bên cạnh đó đây cũng là thời điểm mẫu iPhone mới được ra mắt, kỳ vọng sẽ giúp hoạt động mua sắm, bán lẻ ấm dần trở lại.

 Trong khi đó, SSI Research kỳ vọng lãi suất huy động sẽ giảm thêm 50-100 điểm cơ bản vào cuối năm. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay dự kiến sẽ phần nào bắt kịp tốc độ cắt giảm lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2023, qua đó giúp giảm bớt áp lực trả lãi vay mua nhà đối với người tiêu dùng. Đồng thời, sự phục hồi trong xuất khẩu (dự kiến vào quý 4/2023) sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng từ cuối năm 2023 đến năm 2024.

Bên cạnh đó, áp lực chi phí lãi vay của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lắng xuống trong nửa cuối năm 2023, cùng với đà giảm của lãi suất cho vay cũng như mức tồn kho thấp hơn. Tỷ suất lợi nhuận sẽ mở rộng trong nửa cuối năm 2023 nhờ cạnh tranh về giá cả bớt khốc liệt hơn và chi phí lãi vay thấp hơn.

Ngoài ra, MWG còn là công ty sẽ được hưởng lợi đáng kể từ sự hồi phục trong hoạt động giải ngân của các công ty tài chính tiêu dùng. Theo MWG, 30-40% doanh thu mảng ICT&CE đến từ mua hàng trả góp. Tuy nhiên, quá trình phục hồi diễn ra khá chậm do các ngân hàng vẫn ngại cho vay để giảm thiểu nợ xấu trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Nhưng quá trình phục hồi còn kéo dài

Dù đón nhận nhiều tín hiệu tích cực nhưng MWG vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn và quá trình hồi phục có thể sẽ kéo dài. Theo SSI Research, doanh thu của mảng ICT & CE của MWG vẫn có thể tiếp tục giảm trong quý 2 và 3, sau đó sẽ tăng dần từ quý 4/2023 đến hết năm 2024. Tỷ suất lợi nhuận của mảng này dự kiến sẽ cải thiện từ quý 3/2023 do cạnh tranh về giá bớt khốc liệt hơn và mức tồn kho thấp hơn.

Bên cạnh đó, MWG đặt mục tiêu Bách Hoá Xanh sẽ có lãi vào năm 2023 nhưng SSI Research cho rằng khó đạt được mục tiêu này trong bối cảnh người tiêu dùng có thể thích mua sắm ở chợ truyền thống hơn khi thu nhập bị giảm. Tuy nhiên, Bộ phần phân tích này cũng cho rằng mục tiêu tăng SKU hàng tươi sống là hướng đi đúng đắn cần theo đuổi để đạt điểm hòa vốn.

Thế Giới Di Động (MWG) khớp lệnh kỷ lục, cổ phiếu tăng kịch trần lên đỉnh 9 tháng - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, BVSC cho rằng kết quả kinh doanh các quý còn lại của doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ sẽ cải thiện so với quý 1 nhưng tiếp tục yếu hơn so với cùng kỳ. Theo dự phóng của CTCK này, lợi nhuận ròng năm 2023 của MWG có thể giảm 70% so với năm ngoái, xuống còn 1.231 tỷ đồng.

Tương tự, VCBS cho rằng MWG sẽ cần thêm thời gian để chứng minh được hiệu quả của chiến lược kinh doanh mới cũng như khả năng đưa chuỗi Bách Hóa Xanh đến điểm hòa vốn trong 2024. Tuy nhiên, VCBS cũng nhận định những gì xấu nhất về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này đã được phản ánh trong quý đầu năm.

 

C4G: khuyến nghị mua, giá mục tiêu 17.138 đồng/cổ phiếu

Tập đoàn CIENCO4 (UPCoM: C4G) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng giao thông với năng lực được đánh giá cao tại nhiều dự án cao tốc và hạ tầng sân bay. Ngoài ra, C4G sở hữu trạm BOT và hạ tầng văn phòng cho thuê đem lại dòng tiền hàng năm.
 
Quý I/2023, C4G ghi nhận doanh thu đạt 460 tỷ đồng (tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái) do hoạt động thi công các gói thầu cao tốc chưa được đẩy mạnh trong các tháng đầu năm. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức tăng trưởng 26,7% so với cùng kỳ, đạt 41 tỷ đồng nhờ sự khôi phục trong biên lợi nhuận lĩnh vực xây lắp.
 
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng đối với chu kì đầu tư công 2021 – 2025, C4G và liên doanh được lựa chọn làm tổng thầu nhiều dự án quy mô lớn như: 2 gói thầu dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông gd2 (tổng giá trị 11.195 tỷ đồng); gói thầu vành đai 4 TP. Hà Nội (930 tỷ đồng); hầm chui Vành đai 2.5 TP. Hà Nội (560 tỷ đồng). Phần lớn các gói thầu sẽ bước vào giai đoạn tăng tốc thi công từ nửa cuối năm 2023.
 
Biên lợi nhuận mảng xây lắp được cải thiện đáng kể khi: đà tăng giá vật liệu tại nhiều khu vực đã chững lại; chỉ số giá (dùng để xác định đơn giá hợp đồng xây dựng) tại các địa phương đã có những điều chỉnh và phản ánh sát hơn giá thành xây lắp thực tế.
 
Dự án BOT Chợ Mới – Thái Nguyên đang được đề xuất mua lại từ nguồn vốn NSNN. VCBS đánh giá đề xuất mua lại dự án hoặc áp dụng các cơ chế hỗ trợ C4G để đảm bảo phương án tài chính sẽ sớm được thông qua để đảm bảo điều kiện nâng cấp tuyến đường lên 4 làn xe, thống nhất với các tuyến cao tốc Bắc Kạn – Lạng Sơn và Chợ Mới – Bắc Kạn, qua đó kỳ vọng giúp C4G thu về dòng tiền lớn và cải thiện sức khỏe tài chính.
 
VCBS cũng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu C4G với giá mục tiêu 17.138 đồng/cổ phiếu.
--

Kết phiên giao dịch ngày 2/6/2023 : Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bật xanh sau thông tin chia cổ tức thời gian gần đây.

 

Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bật xanh sau thông tin chia cổ tức thời gian gần đây.

Kết phiên giao dịch ngày 2/6/2023, cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) tăng 0,6% đạt mức 26.300 đồng/cổ phiếu, đánh dấu mức tăng hơn 12% sau 6 phiên liên tiếp. Phiên trước đó (1/6), cổ phiếu này cũng tăng mạnh 4,6%.

Cổ phiếu TPB tăng mạnh trong bối cảnh thông tin ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 39,19% được công bố.

Cùng với TPB, một loạt cổ phiếu ngân hàng cũng được đẩy giá nhờ thông tin liên quan đến những đợt trả cổ tức của các nhà băng.

Cụ thể, ngay khi HĐQT Eximbank thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 18% cho cổ đông hiện hữu vào ngày 26/6, cổ phiếu EIB đã liên tục tăng mạnh về cả giá trị và thanh khoản. Phiên ngày 1/6, gần 10,7 triệu cổ phiếu EIB được khớp lệnh - con số cao nhất kể từ cuối tháng 11/2022.

Kết phiên giao dịch ngày 2/6, EIB đóng cửa ở mức 21.200 đồng/cổ phiếu, tăng gần 8,5% so với thời điểm trước khi thông tin về việc trả cổ tức được công bố.

Tương tự, cổ phiếu ABB của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng ghi nhận mức tăng giá tương đối ổn định trước tin chia cổ tức. ABB đã được kéo từ vùng giá 7.100 đồng hồi giữa tháng 3 - thời điểm thông tin chia cổ tức bắt đầu được công bố trước thềm ĐHCĐ lên 8.500 đồng trong phiên chốt quyền nhận cổ tức (31/3).

Bên cạnh đó, cổ phiếu ACB, HDB cũng được kéo lên vùng giá cao hơn nhờ các thông tin chia cổ tức được ngân hàng công bố từ hồi đầu tháng 3. Cụ thể, đến ngày chốt quyền trả cổ tức, giá cổ phiếu HDB đã tăng gần 10% kể từ hồi giữa tháng 3 trong khi cổ phiếu ACB tăng khoảng 5%.

Minh Minh

vnindex@groups.io

Group thông tin thị trường chứng khoán .
Telegram : https://t.me/+3EVAySLPSlgyYWU9

NẾU THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC LÌNH XÌNH, ƯU TIÊN GIỮ TỶ LỆ CỔ PHIẾU THẤP

Mở đầu phiên hai sàn lần lượt giảm điểm. Tính tới 9h45, VN-index giảm xuống mức 437 điểm và HNX-index giảm xuống tới mức 73.22 điểm. Tuy nhiên đó cũng là mức thấp nhất trong phiên; lực bán các mức giá thấp không còn mạnh như phiên trước đồng thời dòng tiền vẫn chảy vào đều đặn giúp index cuối phiên tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch hai sàn giảm nhẹ so với phiên trước với tổng giá trị đạt được 2,300 tỷ đồng.

Khuyến nghị đầu tư: Nếu thị trường tiếp tục lình xình hoặc giảm mạnh, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp, chỉ ưu tiên giữ lại các cổ phiếu cơ bản của HSX.

Các mã BVH, MSN, VNM xanh nhẹ; VIC đóng cửa giá sàn. Nhóm ngân hàng giữ được lực cầu tốt: CTG, VCB, STB, SHB, MBB, EIB chốt phiên giá xanh; chỉ riêng có HBB giảm nhẹ và ACB đứng ở mức giá tham chiếu. Nhóm ngành chứng khoán biến động trái chiều khi APS, ORS, SBS tiếp tục tăng trần với khối lượng khớp lệnh hàng triệu cổ phiếu, SSI, VND, KLS, BVS đứng ở mức giá tham chiếu, đặc biệt VND trong phiên đã có lúc khớp lệnh giá sàn.

Các mã penny không còn tăng nóng như các phiên trước khi chỉ còn một số cổ phiếu vẫn thu hút được dòng tiền với mức giá trần như: VNE, PFL, VHG, BCC, VSP…Nhóm bất động sản cũng chứng kiến một phiên phân hóa rõ rệt. KDH, QCG, VPH, DIH giảm sàn; NTL, ASM, HQC, LCG, ITC giảm nhẹ; KHA, ICG, IJC, OGC, SCR tăng nhẹ; PVL, PXA, VNI, CLG tăng trần. Nhóm khoáng sản tiếp tục nhịp giảm điểm của phiên trước với BGM, BMC, HGM, MIC, TNT giảm điểm; đặc biệt KTB, KSH giảm sàn; chỉ có KSA tăng trần.

Khối ngoại mua ròng 414.68 tỷ đồng trên HOSE và 21.79 tỷ đồng trên HNX, mạnh nhất trong nửa tháng gần đây. Các mã mua ròng nhiều nhất có: VIC (333.6 tỷ), STB (27 tỷ), VCB (9 tỷ), BVH (4.8 tỷ), PVS (6.7 tỷ), SHB (3.7 tỷ), CTG (4.5 tỷ), DPM (3.7 tỷ), DIG (3 tỷ), VSC (3.7 tỷ) DBC (3.5 tỷ). Các mã bán ròng nhiều nhất có: IJC (2 tỷ), QCG (1.3 tỷ), PGS (1 tỷ), NTP (1 tỷ).

Nhận định thị trường

Phiên hôm nay ngay khi HNXINDEX chạm về MA20 ngày đã bật lại. Trái ngược với diễn biến phiên hôm qua, lực cầu đã có sự phản kháng nhưng mức độ phản kháng chưa thực sự quyết liệt, thể hiện điểm số của thị trường chỉ xanh nhẹ. Thị trường đã lấy lại được sự cân bằng hơn, bên bán không bán mạnh và lực cầu nhen nhóm, tuy nhiên vẫn chưa hội tụ đủ yếu tố để khẳng định thị trường đã hết điều chỉnh.

Mốc MA 20 đã hai lần nâng đỡ cho thị trường vào giữa tháng 2 và giữa tháng 3 và có thể lần này cũng sẽ tạo lực đỡ cho thị trường. Tuy nhiên, một khi chưa xuất hiện sự tăng điểm đồng thuận của các bluechips, đi kèm thanh khoản thị trường lớn thì nguy cơ điều chỉnh dài còn rất cao và việc nắm tỷ lệ cổ phiếu thấp vẫn được đề cao.

❌
❌