Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayKinh Tế

Cổ phiếu #VNM khả quan với giá mục tiêu 82,600 đồng/cp

 CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) vừa có buổi họp với chuyên viên phân tích và nhà đầu tư. Tại đây, ban lãnh đạo VNM dự phóng nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2024 tuy nhiên sẽ dần hồi phục về cuối năm.



Hiện, Công ty đã chốt hợp đồng giá bột sữa nguyên kem tới quý 1/2024. Do vậy, CTCK VNDirect kỳ vọng VNM ghi nhận biên lãi gộp cải thiện 3.2 điểm % so với cùng kỳ trong quý 4/2023, kéo theo lãi ròng tăng 28.8 lên 2,407 tỷ đồng. Cho cả năm 2023, lãi ròng dự kiến tăng 5.1% lên 8,955 tỷ đồng.

Trong 2024, VNDirect kỳ vọng biên lãi gộp cải thiện 1.1 điểm % so với cùng kỳ lên mức 42% nhờ chi phí nguyên liệu đầu vào thấp hơn, kéo theo lợi nhuận ròng tăng 8.8%. Có thể nói, biên lãi gộp của VNM đang trên đà phục hồi trở lại mức 2021 sau 5 quý liên tiếp bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào cao.

Trong dài hạn, VNM đang có sự thay đổi trong chiến dịch tái định vị thương hiệu cũng như đội ngũ nhân sự mới nhằm giành lại thị phần và tạo đà tăng trưởng doanh thu.

VNDirect kỳ vọng doanh thu của VNM tăng 2.5% và 3.6% so với cùng kỳ
trong 2023-2024

Mặt khác, VNM luôn duy trì tỷ trọng tiền mặt và khoản đầu tư ngắn hạn ổn định ở mức 40-43% trên tổng tài sản, cho phép Công ty đưa ra mức tỷ suất cổ tức ổn định 4-5% hàng năm. Với thị phần khoảng 50% - thống lĩnh ngành sữa Việt Nam, VNM là cổ phiếu phòng thủ hấp dẫn trong trường hợp thị trường điều chỉnh mạnh.

Ngoài ra, trong số các công ty tiêu dùng, VNM có mức P/E hấp dẫn là 17.3 lần, thấp hơn mức P/E trung bình của ngành là 25.4 lần, tính đến ngày 13/11/2023.

Kết luận, VNDirect duy trì khuyến nghị khả quan cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 82,600 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 19.3% và tỷ suất cổ tức 5.6%.


--

Người ăn xin giàu nhất thế giới” có tài sản hơn 1 triệu USD



Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn mày.

Bharat Jain được mệnh danh là người ăn xin giàu nhất thế giới. Tài sản của anh này hiện đã là 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng), tất cả đều nhờ việc anh đi ăn xin từ những người qua đường. Tuy đã là triệu phú nhưng Bharat vẫn hằng ngày lang thang ăn xin trên đường phố Mumbai, Ấn Độ.


Trong khi nhiều người ở Ấn Độ phải làm lụng vất vả nhiều giờ mỗi ngày mới kiếm được vài trăm rupee thì Bharat đút túi 2.000-2.500 rupee (khoảng 570.000 đến 700.000 đồng) trong vòng 10 đến 12 giờ đi ăn xin.




Bharat Jain vẫn tiếp tục công việc ăn xin dù sở hữu tài sản lên tới 1 triệu USD. Ảnh minh hoạ: Brijesh Nirmal/Unsplash.

Mỗi tháng, Brahat kiếm được từ 60.000 - 75.000 rupee (khoảng 17 đến 21,5 triệu đồng). Ngoài tiền ăn xin, anh còn có hai cửa hàng cho thuê ở Thane với doanh thu 30.000 rupee (khoảng 8,6 triệu đồng) mỗi tháng. Ngôi nhà hai phòng ngủ của anh ở Mumbai trị giá hơn 12 triệu rupee (gần 3,5 tỷ đồng).
Brahat sống cùng gia đình gồm vợ, hai con trai, anh trai và cha ở Mumbai. Theo tờ Economic Times, Bharat không đủ khả năng đi học nên phải đi ăn xin để kiếm sống. Nhờ tài sản 1 triệu USD, các con của anh không phải chịu cảnh thất học như cha mà được học trường của tu viện. Các thành viên khác trong gia đình làm chủ một cửa hiệu văn phòng phẩm.
Chính vì thế, nhiều người đã khuyên anh nên ngừng công việc ăn mày và sống thoải mái. Tuy nhiên, Bharat không để ý đến lời khuyên này và vẫn tiếp tục ra đường ăn xin mỗi ngày.

Thảo Nguyên (Theo OC)

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng

 Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng.∴

Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.

Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.

Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.

Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.

Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.

Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Keppel Land Việt Nam đã lên tới 164 tỷ đồng, cho thấy tình trạng rất căng thẳng của doanh nghiệp này.


NhaDatSaiGon.Net

By: GPDN
27 August 2023 at 14:35

“Ăn chắc, mặc bền” với cổ tức



Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu cổ phiếu có truyền thống chi trả cổ tức cao lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm %. Đa phần là các doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm.

 

Mua cổ phiếu “ăn” cổ tức (tiền mặt) là chiến lược đầu tư không hiếm trên sàn chứng khoán nhưng đôi khi lại bị “lu mờ” bởi những con sóng đầu cơ dồn dập. Với những người ưa thích lướt sóng, vài đồng cổ tức chỉ là “cơm thêm”, có thì tốt mà không có cũng chẳng sao. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít nhà đầu tư theo trường phái “ăn chắc, mặc bền”, nắm giữ dài hạn hưởng cổ tức.

Khá may mắn, thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu cổ phiếu có truyền thống chi trả cổ tức cao lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm %. Những “con gà đẻ cổ tức” trải khắp trên cả 3 sàn với quy mô đa dạng từ bluechips cho đến midcap, penny.


Dấu * là kế hoạch cổ tức cho năm 2022 nhưng chưa thực hiện chi trả

Nhà đầu tư có thể thoải mái lựa chọn mà không ngại vấn đề thanh khoản. Từ các cá nhân - nòng cốt của thị trường có vốn khiêm tốn đến những "tay to" vốn khủng đều có thể đi tiền. Từ vài trăm triệu đến hàng trăm tỷ, vốn cỡ nào cũng có cổ phiếu phù hợp để đầu tư.

Danh sách chọn lựa bao gồm rất nhiều cái tên quen thuộc như Vianmilk (VNM), Sabeco (SAB), Nhựa Bình Minh (BMP), PV Gas (GAS), VEAM Corp (VEA), Dược phẩm Trung ương 3 (DP3), Mía đường Sơn La (SLS),… với truyền thống chi trả cổ tức hàng chục % mỗi năm. Ngay cả “tân binh” là Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) thậm chí cũng chơi lớn khi chia cổ tức đến 306,55% cho năm 2022.

Đa phần tỷ lệ cổ tức năm ngoái/thị giá của nhóm này đều khá hấp dẫn, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng 12 tháng, thậm chí còn lên đến 2 chữ số. Đây là tỷ suất sinh lời đáng mơ ước trong bối cảnh thị trường biến động không thuận lợi. Việc điều chỉnh giá khi lăn chốt cổ tức có thể là rào cản trong ngắn hạn nhưng không thể phủ nhận giá trị mà việc đầu tư dài hạn mang lại khi nắm giữ những cổ phiếu này.

Về cơ bản, cổ tức cao đều đặn phần nào cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức được duy trì đều đặn trên nền tảng doanh nghiệp “ăn nên, làm ra”. Lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy cổ phiếu trên thị trường đi lên. Vì thế, nhà đầu tư dài hạn có thể “ung dung” hưởng lãi kép nhờ nắm giữ những cổ phiếu “sòn sòn” cổ tức cao hàng năm.


Có thể dễ dàng nhận thấy, nhóm có truyền thống chia cổ tức cao đều đặn hàng năm đa phần nằm trong lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp này thường xuyên duy trì lợi nhuận ổn định, một số trường hợp tăng trưởng đều tạo tiền đề cho chính sách cổ tức phóng khoáng. Thêm nữa, khá nhiều trong số này là doanh nghiệp có vốn Nhà nước và việc chia cổ tức cao là điều gần như bắt buộc.

Theo Nghị định 140/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, sau khi chia lãi cho các bên góp vốn, bù đắp khoản lỗ của các năm trước, trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, trích quỹ đầu tư phát triển (tối đa 30%) thì phần lợi nhuận còn lại sẽ thực hiện chia hết cổ tức, lợi nhuận bằng tiền mặt cho các cổ đông.

Quy định này khiến cổ đông của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm quyền chi phối như PV Gas, VEAM Corp có thể yên tâm với chính sách cổ tức hàng năm. Thậm chí, những doanh nghiệp Nhà nước không còn nắm quyền chi phối như Vinamilk, Sabeco, Nhựa Bình Minh cũng không ngần ngại “dốc hầu bao” khi trích gần như toàn bộ lợi nhuận để chi trả cổ tức hàng năm.

Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng sức hút của các cổ phiếu này trong mắt khối ngoại. Điển hình như trường hợp của Thaibev tại Vinamilk, Sabeco hay SCG tại Nhựa Bình Minh, cổ tức cao hàng năm đem lại cho các tập đoàn này dòng tiền ổn định qua đó bù đắp một phần số tiền bỏ ra để mua gom cổ phần đồng thời có thêm nguồn lực để triển khai các kế hoạch trong tương lai.

Thực tế cho thấy chiến lược đầu tư “ăn” cổ tức không chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân mà còn cả các tổ chức. Minh chứng rõ ràng nhất là việc Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu DC (DC Blue Chip Fund, DCBC) thuộc Dragon Capital mới đây đã thay đổi mục tiêu đầu tư tập trung vào nguồn thu đều đặn từ lãi và cổ tức thay vì các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên sàn như trước.

Theo chiến lược mới, DCBC sẽ tập trung dành 100% tài sản quỹ vào cổ phiếu các doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức đều đặn trong quá khứ hoặc trong thời gian tới tại tất cả các ngành nghề. Đáng chú ý, cơ cấu đầu tư sau khi thay đổi sẽ không đầu tư vào trái phiếu niêm yết, trái phiếu chào bán ra công chúng, trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Động thái của “cá mập” DCBC (do Dragon Capital quản lý) như một lời khẳng định cho vị thế của trường phái đầu tư dài hạn “ăn” cổ tức sẽ không bao giờ lỗi thời ngay cả trong bối cảnh làn sóng đầu cơ áp đảo trên thị trường chứng khoán.
--

Vina Forex







Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc



Khuyến nghị: KHẢ QUAN

Giá mục tiêu 1 năm: 36.900 Đồng/cp

Tăng: +15,3%

Giá hiện tại (tại ngày 08/08/2023): 32.000 Đồng/cp

Trong Q2/2023, KBC đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2 nghìn tỷ đồng (+421% svck) và 747 tỷ đồng (so với khoản lỗ 323 tỷ đồng trong Q2/2022). Mức tăng trưởng mạnh trong Q2 chủ yếu nhờ doanh thu cho thuê đất KCN tăng 625% svck, đóng góp đến 95% tổng doanh thu. 

https://img.homedy.com/store/img/2016/5/10/510kinhbac.jpg

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu đạt 4,27 nghìn tỷ đồng (+294% svck) và LNST đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (+800,3% svck), lần lượt hoàn thành 47% và 45% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2023. Tính đến cuối Q2, KBC có 185 ha đất đã cam kết cho thuê với một số khách hàng, trong đó KBC đã bàn giao 128 ha trong 6 tháng đầu năm. Trong nửa cuối năm 2023, ban lãnh đạo của KBC dự kiến sẽ bàn giao lên tới 100 ha tại KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung và KCN NSHL. Đồng thời, công ty cũng kỳ vọng sẽ bàn giao đất tại Khu đô thị Phúc Ninh sau khi hoàn tất nộp tiền sử dụng đất. Nếu đúng như kế hoạch, KBC có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh tham vọng trong năm nay, cụ thể là 9 nghìn tỷ đồng doanh thu (+840% svck) và 4 nghìn tỷ đồng (+151% svck) LNST.

Chúng tôi hiện ước tính doanh thu thuần và LNST năm 2023 lần lượt là 7,7 nghìn tỷ đồng (+699% svck) và 2,9 nghìn tỷ đồng (+80,6% svck), theo đó, LNST nửa cuối năm 2023 có thể giảm 23% so với nửa cuối năm 2022 do Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường đến từ đánh giá lại khoản đầu tư trong Q3/2022 (2,2 nghìn tỷ đồng); nếu chúng tôi loại trừ khoản lợi nhuận bất thường này, nửa cuối năm 2022 sẽ bị ghi nhận lỗ trong khi nửa cuối năm 2023 ghi nhận lợi nhuận khả quan từ mảng kinh doanh cốt lõi.

Tại mức giá 32.000 đồng/cổ phiếu, KBC đang giao dịch với P/E 2023 là 9,3x và P/B là 1,4x, P/E 2024 là 6,0x và P/B là 1,2x. Chúng tôi duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN, nhưng nâng giá mục tiêu lên 36.900 đồng/cổ phiếu (từ 33.000 đồng/cổ phiếu), tiềm năng tăng giá là 15,3% so với giá hiện tại, nhờ giả định giá cho thuê tăng và tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến cao hơn tại các KCN trọng yếu.

Đinh Thị Mai Anh, Trung tâm Phân tích & Tư vấn Đầu tư Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI

Báo cáo Chiến lược Tháng 8/2023: Linh hoạt trong xu hướng chính

Tâm lý đầu tư tiếp tục có sự cải thiện trong tháng 7 và dòng tiền giải ngân tích cực hơn vào các tài sản rủi ro. Riêng TTCK Việt Nam tiếp tục quán tính tăng mạnh và tăng vượt trội so với nhiều thị trường khác, động lực tiếp tục đến từ chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ hồi phục kinh tế, bên cạnh chính sách tài khóa dần đi vào thực tiễn.

 

Bức tranh LN Q2.2023 chưa thật sự tăng tốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, tuy nhiên tốc độ giảm đã thu hẹp đáng kể và đà giảm đã chậm lại trong 3 quý liên tục với khả năng tạo đáy, cho thấy các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đang dần phản ánh vào nỗ lực hồi phục của các doanh nghiệp.

Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy sau khi tiếp giáp vùng 1.220-1.230, chỉ số VNIndex chưa có dấu hiệu suy yếu sau quá trình tăng trưởng bắt đầu từ tháng 6.2023. Nhịp tăng trưởng khả năng sẽ tiến tới mục tiêu trung hạn 1.295-1.305 trong tháng 8.2023. Khi diễn ra điều chỉnh ngắn hạn, vùng 1.160-1.180 là vùng  cần chú ý.

Sự phục hồi tăng trưởng LN trong 2 quý cuối năm đi kèm với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nền tảng vững chắc cho TTCK duy trì xu hướng tăng ổn định trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn hiện hữu và TTCK có thể có những biến động mạnh hơn trong giai đoạn tới.

Tận dụng biến động ngắn hạn để tích lũy các cổ phiếu trong sách theo dõi là chiến lược sẽ phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện tại. Danh sách cơ hội đầu tư cho tháng 8: MWG, DCM, QNS, HHV, BID và CTG.

 SSI.

 

Thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục rõ nét

NhaDatSaiGon.Net ) Tín hiệu hồi phục của thị trường đã bắt đầu xuất hiện khi thanh khoản tại một số khu vực đã ghi nhận. Cộng với động thái quyết liệt gỡ khó của Chính phủ, nhân tố này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục của thị trường.

 
 
Thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục rõ nét - Ảnh 1.

Chỉ mới cách đây nửa năm, bức tranh ảm đạm vẫn còn bao phủ thị trường. Khó khăn của doanh nghiệp địa ốc chất chồng khi loạt dự án vướng pháp lý, dòng tiền thu về khó do tỷ lệ hấp thụ bán hàng thấp, áp lực từ nguồn vốn triển khai dự án…

Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, tại một số thị trường như Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên… các dự án bắt đầu rục rịch rịch khởi động mở bán. Ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều dự án ghi nhận tỷ lệ booking sản phẩm tăng mạnh, tập trung vào dòng chung cư. Thậm chí, có dự án mới mở bán đã ghi nhận “hết hàng” trong ngày.

Loạt tín hiệu tích cực đó đã xuất hiện. Đáng chú ý mới đây, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công tác tháo gỡ vướng mắc cho thị trường địa ốc. Nhân tố này được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục của thị trường.

 

Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch G6 cho rằng, có nhiều yếu tố khiến thị trường hưng phấn trở lại. Đó là lãi suất hạ, các ngành nghề khác cũng được đẩy mạnh, cùng với sự chỉ đạo tháo gỡ của Chính phủ và bộ ngành, thị trường sẽ ấm lên rõ rệt từ quý III/2023.

“Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy thị trường bất động sản đang bắt đầu hồi phục và dần ấm lên. Lượng giao dịch trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 cải thiện rõ rệt hơn rất nhiều so với nửa cuối năm 2022. Không chỉ chung cư mà ngay cả đến phân khúc đất nền đã bắt đầu có giao dịch khả quan. Mặc dù, không thể kỳ vọng sức bật như năm 2021, đầu năm 2022 mà thị trường cần hồi sức từ từ”.

Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho hay, ngay từ đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm thúc đẩy và tháo gỡ khó khăn cho thị trường động sản. Một số dự án đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc, nhiều dự án được tái khởi động. Đến cuối quý III, khả năng thị trường bất động sản sẽ có dấu hiệu hồi phục.

Chung quan điểm đó, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và thị trường nhấn mạnh: “Với cách điều hành quyết liệt của Chính phủ và bối cảnh kinh tế vĩ mô của hiện nay, thị trường hi vọng sẽ khởi sắc hơn từ sau quý 3 khi mà các chính sách điều hành của Chính phủ tác động rõ nét vào thị trường. Đồng thời, bức tranh kinh tế thế giới sẽ rõ nét và tích cực hơn”.

Ông Nguyễn Ngọc Tuyền – Tổng giám đốc DMHGroup cũng nhận định, bối cảnh hiện nay thị trường đã trải qua giai đoạn thanh lọc và đang có nhiều thông tin tốt. Thị trường bước đầu vào giai đoạn "phục hồi” với nhiều tín hiệu tích cực như: lãi suất giảm, các chủ đầu tư tung ra sản phẩm mới, nhiều gói chính sách kích cầu được đưa ra thị trường.

Danh mục khuyến nghị của Mirae Asset

 

Mirae Asset đưa ra danh mục khuyến nghị cho trung và dài hạn gồm ngành dầu khí, sữa, ngân hàng, công nghệ thông tin, bất động sản và khu công nghiệp.

Mirae Asset cho rằng định giá thị trường chứng khoán đang ở mức mấu chốt với P/E của VN-Index đã tăng từ mức trung bình 5 năm trừ hai độ lệch chuẩn (11 lần) vào tháng 11/2022 lên 15,3 lần vào cuối tháng 6/2023. Đối với triển vọng nửa cuối năm 2023, động lực thị trường dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ nhờ kỳ vọng cải thiện cả về tăng trưởng kinh tế và yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.

a

Với tâm lý tích cực của nhà đầu tư cá nhân trong nước, cùng với mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2 sắp tới, Mirae Asset cũng kỳ vọng P/E của thị trường sẽ tiếp tục tăng, hướng về mức trung bình 5 năm.

Với kỳ vọng đó, Mirae Asset đưa ra danh mục khuyến nghị cho trung và dài hạn gồm ngành dầu khí, sữa, ngân hàng, công nghệ thông tin, bất động sản và khu công nghiệp.

Trong đó với ngành Dầu khí: Chính phủ và Bộ Công Thương đang đẩy nhanh tiến độ để sớm phê duyệt FID (quyết định đầu tư cuối cùng), từ đó làm cơ sở để dự án Lô B Ô Môn được triển khai đồng bộ.

Trong cuối tháng 6/2023, nhiều sự kiện ghi nhận sự chuyển biến tích cực liên quan đến lô B: 1) PVN nhận bàn giao hai dự án nhiệt điện (Ô Môn III & IV) từ EVN; 2) Thủ tướng chấp nhận gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) đến năm 2049; 3) Gói thầu EPCI#1 thi công phần giàn xử lý trung tâm (Central Production Platform), hệ thống nhà ở (Living Quarter Platform) và tháp đốt khí (Flare Tower) với giá trị 1,1 tỷ USD đã được phê duyệt và giao cho Liên danh PVS và McDermott.

Đối với ngành sữa, trong 5 tháng 2023, giá trung bình WMP & SMP thế giới đã giảm gần 30% so với cùng kỳ. Mirae Asset kỳ vọng mức giảm của giá bột sữa nguyên liệu sẽ tác động rõ hơn lên biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp ngành sữa trong 2 quý cuối 2023, khi lượng tồn kho nguyên liệu giá cao được tiêu thụ hết. Trong 2024, Mirae Asset cho rằng giá sữa bột nguyên liệu sẽ tăng nhẹ trở lại khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi.

Ngành ngân hàng, luận điểm đầu tư của Mirae Asset được chia thành hai chủ điểm chính như sau: Trong ngắn hạn, Mirae Asset ưa thích các ngân hàng có mức định giá tương đối hấp dẫn (TCB và MBB), hay có các chất xúc tác ngắn hạn như phát hành riêng lẻ (VPB và VCB) và khả năng phục hồi (VPB). Đối với chiến lược đầu tư trung và dài hạn, Mirae Asset ưu tiên chọn các ngân hàng có chiến lược kinh doanh thận trọng và kết quả kinh doanh bền vững trong nhiều năm trở lại đây như ACB và nhóm các ngân hàng quốc doanh với nhiều lợi thế trong huy động và cho vay kinh doanh.

Với ngành CNTT, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn chip nhập khẩu và chưa tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng chip. Nói cách khác, vẫn còn dư địa tăng trưởng cho các công ty có hàm lượng công nghệ cao và tiềm lực đầu tư lớn. Trong khâu thiết kế, một số doanh nghiệp như FPT, Viettel và CMG đã tiến hành nghiên cứu và FPT đã tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip nhằm phục vụ nhu cầu nội địa. Trong khâu sản xuất, FPT đã sản xuất được ba dòng chip (gia công tại Hàn Quốc dưới thương hiện FPT) và nhận được đơn hàng xuất khẩu với quy mô 25 triệu chip (dự kiến xuất khẩu trong 2024-2025).

Về bất động sản, Mirae Asset nhận thấy hiện nay chủ đầu tư thường đưa ra các gói ưu đãi như chỉ đặt cọc 5% giá trị nhà, và chỉ trả 35% tổng giá trị khi giao nhà. Với lãi suất vay mua nhà vẫn ở mức cao, dao động quanh 12%/năm, Mirae Asset cho rằng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn bất chấp những chương trình ưu đãi của chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư còn trong tâm lý chờ đợi lãi suất cho vay giảm mạnh hơn nữa khiến lực cầu hạn chế. Vì vậy, Mirae Asset kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục vào cuối 2023 hoặc đầu 2024 khi các đợt cắt giảm lãi suất điều hành bắt đầu có tác động rõ nét đến lãi suất cho vay.

Cuối cùng là ngành khu công nghiệp, tổng vốn đăng ký FDI trong 5 tháng 2023 ghi nhận vượt trội với 5,26 tỷ USD (+27,8% so cùng kỳ). Chiến lược “Trung Quốc +1" sẽ mở ra cơ hội cho các khu công nghiệp miền Bắc. Nhiều dự án mới dự kiến cam kết sẽ đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới như LG (4 tỷ USD), Foxconn (300 triệu USD), ... Mirae Asset đánh giá cao tiềm năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đầu ngành như IDC, VGC, KBC với quỹ đất lớn nằm tại các khu vực kinh tế trọng điểm.

 

 


Tài tử siêu 'soái ca' Cha In Pyo tuyên bố từ chối quyền thừa kế Tập đoàn của cha vì đó là điều vô nghĩa

 Tài tử Hàn Quốc Cha In Pyo, sinh năm 1967, vừa tuyên bố từ chối quyền thừa kế tập đoàn Woosung Shipping của cha anh trị giá 370 ngàn tỷ won.

tai-tu-noi-tieng-cha-in-pyo-tuyen-bo-tu-choi-quyen-thua-ke-tap-doan-vi-ban-than-khong-xung-dang-1689262128.jpegTài tử Hàn Quốc Cha In Pyo

Được biết, vào ngày 8/7 vừa qua, người cha của tài tử Cha In Pyo - ông Cha Su Woong đã từ trần ở tuổi 83, sau thời gian dài điều trị bệnh. Ông đã để lại di nguyện cho anh và 2 người anh em trai tài sản là tập đoàn Woosung Shipping.

Woosung Shipping là Tập đoàn vận tải biển đứng thứ 10 toàn cầu. Công chúng đã đổ dồn sự quan tâm đến người thừa kế của Tập đoàn này sau khi tang lễ cố chủ tịch hoàn tất. 

 Chia sẻ về lý do nam tài tử và cả 2 người anh em trai đều từ chối quyền thừa kế tập đoàn, anh cho hay bản thân anh đã chọn từ bỏ công việc làm ăn của gia đình để trở thành ngôi sao điện ảnh thì không còn phù hợp so với những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn. "Có những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn, nên việc trao quyền thừa kế đối với chúng tôi - những người không biết gì về ngành vận tải biển - là hoàn toàn vô nghĩa". 

Sau khi tang lễ cố chủ tịch hoàn tất, công chúng đổ dồn sự quan tâm đến người thừa kế đế chế vận tải biển lớn thứ 4 Hàn Quốc và thứ 10 toàn cầu, trị giá đến 370 ngàn tỷ won (khoảng 6.660.000 tỷ đồng). Channel A đưa tin cả Cha In Pyo và 2 người anh em trai đều từ chối quyền thừa kế tập đoàn. Giải thích về vấn đề này, tài tử cho biết: "Có những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tập đoàn, nên việc trao quyền thừa kế đối với chúng tôi - những người không biết gì về ngành vận tải biển - là hoàn toàn vô nghĩa".

Tài tử Cha In Pyo sinh năm 1967, là một ngôi sao tài năng, anh đã nổi tiếng với nhiều bộ phim đình đám như Ước Mơ Vươn Tới Một Ngôi Sao, Tình Yêu Hoàn Hảo… đã làm mưa làm gió trên thị trường châu Á lúc bấy giờ. Mặc dù xuất thân đẳng cấp từ một gia đình tài phiệt, nhưng anh lại từ chối việc tiếp quản công cuộc kinh doanh của gia đình để đi theo đam mê nghệ thuật, bỏ quốc tịch Mỹ để nhập ngũ ở Hàn Quốc. Dù vậy, kết quả cuối cùng là anh đã thành công với những vai diễn xuất sắc mà anh đã làm được.

NhaDatSaiGon.Net

Công ty CP Vincom Retail (mã chứng khoán VRE) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

 Viet Advertising

Theo đó, tổng doanh thu thuần hợp nhất quý II đạt 2.173 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại (TTTM) ghi nhận doanh thu 1.943 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.

Trừ các khoản chi phí, Vincom Retail ghi nhận 1.001 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý II, tăng hơn 29% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng 2023, doanh thu thuần đạt 4.116 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.025 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 28% và 76% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận thuần từ hoạt động cho thuê TTTM 6 tháng đạt 76%, tăng 4 điểm % so với cùng kỳ năm trước, là kết quả của tăng trưởng doanh thu, cơ cấu chi phí săn chắc, bộ máy vận hành linh hoạt, hiệu quả.


Vincom Retail gồm 83 TTTM tọa lạc tại các vị trí trung tâm đắc địa, có hoạt động kinh doanh khởi sắc

Theo Vincom Retail, trong bối cảnh thị trường bất động sản bán lẻ khan hiếm nguồn cung chất lượng mới, doanh nghiệp này tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các tài sản hiện hữu. Hệ thống mạng lưới của Vincom Retail gồm 83 TTTM tọa lạc tại các vị trí trung tâm trên khắp 44 tỉnh thành cả nước.

Các yếu tố như uy tín thương hiệu, mô hình TTTM hiện đại nằm ở vị trí đắc địa cùng đội ngũ quản lý vận hành chuyên nghiệp và luôn đón đầu xu hướng tiếp tục là nền tảng để Vincom Retail phục hồi nhanh.


Đại diện Vincom Retail cho biết sẽ tiếp tục tối ưu hóa mô hình vận hành, tìm kiếm và nghiên cứu các xu hướng tiêu dùng mới để giữ vững vị thế là nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

Về cổ phiếu, kết thúc phiên giao dịch ngày 27-7, cổ phiếu VRE của Vincom Retail được giao dịch ở mức 28.500 đồng.



Nguồn Tin Việt.


Elon Musk đang cho thấy tài năng quản trị doanh nghiệp thiên bẩm của mình khi mạng xã hội Twitter vẫn vận hành được dù bị cắt giảm phần lớn nhân sự.

 

Kể từ khi chính thức tiếp quản Twitter vào cuối tháng 10 năm ngoái, một trong các thay đổi lớn nhất mà ông Elon Musk thực hiện đối với mạng xã hội này là nhân sự. Khoảng 6.500 nhân viên, tương đương 80% nhân sự Twitter đã bị cắt giảm chỉ trong vòng 6 tháng sau khi ông Musk lên nắm quyền.

Theo một nguồn tin nội bộ, giờ đây Twitter chỉ còn gần 1.500 người bao gồm 2 nhà thiết kế, 6 nhà phát triển iOS, 20 nhà phát triển web cùng khoảng 1.400 nhân viên kinh doanh và vận hành.

Nhưng điều kinh ngạc hơn cả là cho dù sa thải phần lớn nhân sự đến như vậy, website Twitter vẫn hoạt động gần như bình thường – tất nhiên ngoại trừ một vài sự cố và lỗi kỹ thuật vặt vãnh, hầu như mọi hoạt động của hệ thống vẫn diễn ra tương đối bình thường trong suốt thời gian đó.

Tại sao họ có thể làm được điều đó?

Trên thực tế, đã bao giờ bạn thấy thắc mắc tại sao nhiều công ty công nghệ tưởng chừng đơn giản lại cần đến hàng chục nghìn nhân viên chưa? Có thể công ty đó cần đến một đội ngũ đông đảo người làm kinh doanh cũng như vận hành, hỗ trợ công nghệ, nhưng thông thường nguyên nhân đến từ một định luật có tên gọi Định luật Parkinson.

Ông Cyril Northcote Parkinson, người xây dựng nên Định luật mang tên ông

Được lấy tên theo người tìm ra nó, nhà sử học Cyril Northcote Parkinson, định luật này cho rằng các công việc ngay cả đơn giản cũng có xu hướng mở rộng ra, chiếm hết thời gian, ngân sách và nhân lực được phân bổ cho nó – cho dù có bao nhiêu người được phân bổ công việc này, họ vẫn luôn cảm thấy bận rộn khi hoàn thành nó.

Họ cảm thấy bận rộn bởi vì khi có quá thừa thời gian – hay thời gian rảnh rỗi – trong hệ thống, họ sẽ bắt đầu tập trung vào những nhiệm vụ ngày càng ít quan trọng hơn.

Đây là cách nó thể hiện ở cấp độ một cá nhân:

Giả sử bạn có một tuần để hoàn thành một báo cáo nào đó.

Nhưng trên thực tế, bạn chỉ cần khoảng 5 tiếng đồng hồ để hoàn thành báo cáo đó nếu thực sự tập trung và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, vì bạn biết mình có một tuần để hoàn thành nó, bạn sẽ có xu hướng dành thời gian để làm nó hơn mức cần thiết.

Định luật Parkinson là lý do tại sao mọi người thường trở nên năng suất khi sát đến deadline.

Bạn trở nên phân tâm hơn, nghỉ giải lao lâu hơn và có thể quyết định thêm nhiều chi tiết, bảng biểu khác đôi khi không cần thiết. Về cơ bản, tác vụ này trở nên phức tạp hơn, tiêu tốn thời gian hơn chỉ bởi vì bạn có nhiều thời gian để làm nó hơn.

Đây là cách nó thể hiện ở cấp độ một tổ chức:

Giả sử đó là một công ty công nghệ lớn. Một công ty mạng xã hội với nhiều phòng ban khác nhau. Mỗi phòng ban lại có nhiệm vụ riêng phải hoàn thành để đóng góp vào năng suất chung của công ty.

Giả sử, mỗi phòng ban lại có một ngân sách riêng và thời gian nhất định để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong một năm .

Theo định luật Parkinson, mỗi bộ phận sẽ sử dụng toàn bộ ngân sách và thời gian được phân bổ, ngay cả khi các nhiệm vụ đó lẽ ra có thể được hoàn thành với thời gian và ngân sách ít hơn. Đó là bởi vì khi các nguồn lực và thời gian tăng lên, các phòng ban có xu hướng trở nên phức tạp hơn và ít hiệu quả hơn.

Ví dụ, một bộ phận nào đó sẽ bổ sung thêm các bước khác trong quy trình của mình, đòi hỏi phải có nhiều sự phê chuẩn hơn và nhiều công việc giấy tờ hơn, cuối cùng làm chậm lại cả quá trình. Hoặc nó có thể sử dụng toàn bộ ngân sách để bổ sung nhân sự và thiết bị không cần thiết thay vì cải thiện hoặc gia tăng năng suất.

Ngoài ra các phòng ban cũng muốn sử dụng hết ngân sách được phân bổ bởi vì điều đó sẽ được dùng làm căn cứ để phân bổ ngân sách lớn hơn cho năm sau, khi nhiều tổ chức thường phân bổ ngân sách cho các phòng ban dựa trên mức chi tiêu của năm trước đó. Đó là một hiện tượng thường được gọi là "tiêu hết tiền hoặc mất tiền" trong các tổ chức phức tạp quy mô lớn.

Sự kém hiệu quả này cũng thường kéo theo sự thừa thãi nhân sự. Khi một phòng ban trở nên đông đúc hơn, nó cũng bổ sung thêm nhiều vị trí quản lý không thật sự cần thiết. Nhiều cấp bậc quản lý hơn, sẽ tạo ra nhiều tầng lớp quan liêu hơn không mang lại hiệu suất và cũng làm chậm quá trình ra quyết định.

Ông Musk cũng từng nói đến điều này trên một dòng tweet của mình vài năm trước.

Định luật Parkinson là lời giải thích tại sao các tập đoàn lớn thường trở nên kém hiệu quả, kém sáng tạo hơn theo thời gian. Xu hướng trở nên quan liêu hơn khi bộ máy quản lý và tổ chức trở nên phức tạp hơn giống như một con sán dây ăn mòn dần vào các tập đoàn và công ty lớn.

Twitter: Minh chứng cho tài năng quản trị của ông Elon Musk

Trong quản trị còn một nguyên tắc thú vị khác có tên 80-20 (hay Nguyên tắc Pareto) cho rằng: khoảng 80% kết quả do 20% nguyên nhân tạo ra. Đối với một công ty, 20% khách hàng mang lại 80% doanh thu, 20% nhân viên tạo ra 80% kết quả, 20% tính năng tạo ra 80% nhu cầu sử dụng. Là một trong những nhà quản trị doanh nghiệp tài ba nhất thế giới, gần như chắc chắn ông Musk cũng không xa lạ gì điều này.

Đối với Twitter, quyết định loại bỏ 80% nhân sự của ông Musk dường như đã được từ trước. Từ giữa tháng 10 năm 2022, vài tuần trước khi chính thức tiếp quản Twitter, một số báo cáo cho biết, ông Musk có kế hoạch cắt giảm 75% nhân sự hiện có của công ty. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông Musk đã phủ nhận các báo cáo này.

Đến giữa tháng 11 năm 2022, ông Musk lại đăng một dòng tweet cho biết, Twitter chỉ cần chưa đến 20% các microservice để hoạt động. Cắt giảm các microservice đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ phải cắt giảm một số lượng lớn các lập trình viên phát triển và duy trì các microservice đó.


Cổ phiếu MWG đã tăng gần 40% trong chưa đầy 2 tháng.

 Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần giao dịch đầy khởi sắc với hàng loạt cổ phiếu bứt phá mạnh. Trong số đó, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động gây bất ngờ khi tăng hết biên độ và nằm trong top đóng góp lớn nhất vào VN-Index.


Từ vùng đáy, MWG đã tăng gần 40% thị giá qua đó leo lên mức cao nhất trong 9 tháng kể từ cuối tháng 10 năm ngoái. Vốn hóa thị trường cũng theo đó tăng thêm 21.300 tỷ đồng sau chưa đầy 2 tháng, lên trên 76.800 tỷ đồng.



Trong quá trình đi lên, “ông lớn” ngành bán lẻ hút tiền khá mạnh, thanh khoản cũng cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước. Đặc biệt trong phiên 21/7, MWG còn khớp lệnh lên đến 11,7 triệu đơn vị, con số kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2014. Giá trị khớp lệnh tương ứng hơn 600 tỷ đồng.


Giai đoạn xấu nhất đã qua

Cổ phiếu MWG đi lên mạnh mẽ trong bối cảnh ngành bán lẻ đang đón nhận nhiều thông tin tích cực thời gian gần đây. Kể từ ngày 1/7/2023, hàng loạt các chính sách đã có hiệu lực, điển hình như việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, tăng lương cơ bản lên 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng,…

Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán DSC cho rằng những yếu tố xấu nhất của ngành bán lẻ đã qua đi, dự báo thời điểm cuối quý 3 sẽ là điểm rơi thích hợp cho các doanh nghiệp bán lẻ bứt phá sau khi có đủ thời gian thẩm thấu các chính sách, bên cạnh đó đây cũng là thời điểm mẫu iPhone mới được ra mắt, kỳ vọng sẽ giúp hoạt động mua sắm, bán lẻ ấm dần trở lại.

 Trong khi đó, SSI Research kỳ vọng lãi suất huy động sẽ giảm thêm 50-100 điểm cơ bản vào cuối năm. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay dự kiến sẽ phần nào bắt kịp tốc độ cắt giảm lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2023, qua đó giúp giảm bớt áp lực trả lãi vay mua nhà đối với người tiêu dùng. Đồng thời, sự phục hồi trong xuất khẩu (dự kiến vào quý 4/2023) sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng từ cuối năm 2023 đến năm 2024.

Bên cạnh đó, áp lực chi phí lãi vay của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lắng xuống trong nửa cuối năm 2023, cùng với đà giảm của lãi suất cho vay cũng như mức tồn kho thấp hơn. Tỷ suất lợi nhuận sẽ mở rộng trong nửa cuối năm 2023 nhờ cạnh tranh về giá cả bớt khốc liệt hơn và chi phí lãi vay thấp hơn.

Ngoài ra, MWG còn là công ty sẽ được hưởng lợi đáng kể từ sự hồi phục trong hoạt động giải ngân của các công ty tài chính tiêu dùng. Theo MWG, 30-40% doanh thu mảng ICT&CE đến từ mua hàng trả góp. Tuy nhiên, quá trình phục hồi diễn ra khá chậm do các ngân hàng vẫn ngại cho vay để giảm thiểu nợ xấu trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Nhưng quá trình phục hồi còn kéo dài

Dù đón nhận nhiều tín hiệu tích cực nhưng MWG vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong ngắn hạn và quá trình hồi phục có thể sẽ kéo dài. Theo SSI Research, doanh thu của mảng ICT & CE của MWG vẫn có thể tiếp tục giảm trong quý 2 và 3, sau đó sẽ tăng dần từ quý 4/2023 đến hết năm 2024. Tỷ suất lợi nhuận của mảng này dự kiến sẽ cải thiện từ quý 3/2023 do cạnh tranh về giá bớt khốc liệt hơn và mức tồn kho thấp hơn.

Bên cạnh đó, MWG đặt mục tiêu Bách Hoá Xanh sẽ có lãi vào năm 2023 nhưng SSI Research cho rằng khó đạt được mục tiêu này trong bối cảnh người tiêu dùng có thể thích mua sắm ở chợ truyền thống hơn khi thu nhập bị giảm. Tuy nhiên, Bộ phần phân tích này cũng cho rằng mục tiêu tăng SKU hàng tươi sống là hướng đi đúng đắn cần theo đuổi để đạt điểm hòa vốn.

Thế Giới Di Động (MWG) khớp lệnh kỷ lục, cổ phiếu tăng kịch trần lên đỉnh 9 tháng - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, BVSC cho rằng kết quả kinh doanh các quý còn lại của doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ sẽ cải thiện so với quý 1 nhưng tiếp tục yếu hơn so với cùng kỳ. Theo dự phóng của CTCK này, lợi nhuận ròng năm 2023 của MWG có thể giảm 70% so với năm ngoái, xuống còn 1.231 tỷ đồng.

Tương tự, VCBS cho rằng MWG sẽ cần thêm thời gian để chứng minh được hiệu quả của chiến lược kinh doanh mới cũng như khả năng đưa chuỗi Bách Hóa Xanh đến điểm hòa vốn trong 2024. Tuy nhiên, VCBS cũng nhận định những gì xấu nhất về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này đã được phản ánh trong quý đầu năm.

 

C4G: khuyến nghị mua, giá mục tiêu 17.138 đồng/cổ phiếu

Tập đoàn CIENCO4 (UPCoM: C4G) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng giao thông với năng lực được đánh giá cao tại nhiều dự án cao tốc và hạ tầng sân bay. Ngoài ra, C4G sở hữu trạm BOT và hạ tầng văn phòng cho thuê đem lại dòng tiền hàng năm.
 
Quý I/2023, C4G ghi nhận doanh thu đạt 460 tỷ đồng (tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái) do hoạt động thi công các gói thầu cao tốc chưa được đẩy mạnh trong các tháng đầu năm. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức tăng trưởng 26,7% so với cùng kỳ, đạt 41 tỷ đồng nhờ sự khôi phục trong biên lợi nhuận lĩnh vực xây lắp.
 
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng đối với chu kì đầu tư công 2021 – 2025, C4G và liên doanh được lựa chọn làm tổng thầu nhiều dự án quy mô lớn như: 2 gói thầu dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông gd2 (tổng giá trị 11.195 tỷ đồng); gói thầu vành đai 4 TP. Hà Nội (930 tỷ đồng); hầm chui Vành đai 2.5 TP. Hà Nội (560 tỷ đồng). Phần lớn các gói thầu sẽ bước vào giai đoạn tăng tốc thi công từ nửa cuối năm 2023.
 
Biên lợi nhuận mảng xây lắp được cải thiện đáng kể khi: đà tăng giá vật liệu tại nhiều khu vực đã chững lại; chỉ số giá (dùng để xác định đơn giá hợp đồng xây dựng) tại các địa phương đã có những điều chỉnh và phản ánh sát hơn giá thành xây lắp thực tế.
 
Dự án BOT Chợ Mới – Thái Nguyên đang được đề xuất mua lại từ nguồn vốn NSNN. VCBS đánh giá đề xuất mua lại dự án hoặc áp dụng các cơ chế hỗ trợ C4G để đảm bảo phương án tài chính sẽ sớm được thông qua để đảm bảo điều kiện nâng cấp tuyến đường lên 4 làn xe, thống nhất với các tuyến cao tốc Bắc Kạn – Lạng Sơn và Chợ Mới – Bắc Kạn, qua đó kỳ vọng giúp C4G thu về dòng tiền lớn và cải thiện sức khỏe tài chính.
 
VCBS cũng khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu C4G với giá mục tiêu 17.138 đồng/cổ phiếu.
--

Pinaco ghi nhận doanh thu 6 tháng đầu năm ở mức 1.813 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 77 tỷ đồng.

 
HĐQT CTCP Pin Ắc quy miền Nam (Pinaco, HoSE: PAC) vừa thông qua kết quả kinh doanh 6 tháng 2023 với doanh thu 1.813 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch 6 tháng. Lợi nhuận trước thuế cũng đạt 91% kế hoạch 6 tháng với 77 tỷ đồng.

Với kết quả đó, Pinaco lên kế hoạch quý 3 với doanh thu 946 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 40 tỷ đồng. Tương ứng kế hoạch doanh thu 9 tháng là 2.759 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 117 tỷ đồng.

Được biết, năm 2023, PAC đặt mục tiêu doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận 198 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức phấn đấu 15%. Kế hoạch đó của PAC ghi nhận doanh thu tăng 12% so năm 2022 và lợi nhuận xấp xỉ năm trước.
Như vậy, 6 tháng đầu năm, PAC thực hiện được 48% về doanh thu và 38% về lợi nhuận cả năm.

Năm 2023, Pinaco lên kế hoạch đầu tư dự án xây dựng nhà máy ắc quy tại khu công nghiệp An Phước với tổng diện tích 8,5 ha, tổng mức đầu tư dự kiến là 1.056 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu PAC hầu như không có giao dịch, bình quân chỉ hơn 10.000 đơn vị được sang tay mỗi phiên trong vòng 1 tháng qua. Do đó cổ phiếu ở quanh mức 30.450 đồng/cp, ghi nhận chỉ giảm gần 6% trong vòng 1 năm qua.

Minh An | 

Doanh Nhân Việt

Kết thúc nửa đầu năm 2023, Việt Nam có 5 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD với mức tăng trưởng ấn tượng.



Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2023, xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 29,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính chung trong nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 164 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022.




Trong số các mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản đều đang tăng trưởng mạnh về kim ngạch. Đáng chú ý, có tới 5 mặt hàng nông sản của Việt Nam góp mặt trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu năm.




Đứng đầu là mặt hàng rau quả dẫn đầu các mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, trong tháng 6, xuất khẩu rau quả đạt 723.000 USD, tăng 182,1% so với tháng 6/2022. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt hơn 2,7 tỷ USD với hơn 1.000 tấn, tăng 64,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.


“Á quân nông sản” gọi tên cà phê với trị giá 392.000 USD và hơn 150.000 tấn trong tháng 6, tăng 24,3% về kim ngạch và tăng 9,1% về sản lượng so với tháng 6/2022. Kể từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hạt cà phê sang các nước đạt hơn 2,4 tỷ USD với hơn 1.000 tấn, tăng nhẹ 3% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 2,2% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo là mặt hàng nông sản đứng thứ 3 về kim ngạch với gần 2,3 tỷ USD, tăng 34,7% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2022. Sản lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 4.270 tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng thứ 4 trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD trong 6 tháng đầu năm là hạt điều. Trong tháng 6, xuất khẩu hạt điều đạt 56.000 tấn với kim ngạch đạt 325 triệu USD. Kết thúc 6 tháng đầu năm, hạt điều mang về hơn 1,61 tỷ USD với sản lượng 276.000 tấn xuất khẩu, tăng 10,5% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Xếp thứ 5 là mặt hàng cao su, trong tháng 6/2023, xuất khẩu cao su đạt 180.000 tấn với kim ngạch đạt 239 triệu USD. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su mang về 1,05 tỷ USD với sản lượng 766.000 tấn, giảm nhẹ 2,6% về lượng và 26,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong nửa cuối năm 2023, các mặt hàng nông sản vẫn sẽ tiếp tục là điểm sáng dẫn dắt bức tranh xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là mặt hàng rau quả. Đánh giá về mức tăng trưởng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá nếu đà tăng trưởng với tốc độ này thì chắc chắn năm 2023, xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 5 tỷ USD, đó là hầu như chúng ta mới xuất khẩu thô, sản phẩm ở dạng quả tươi. Đặc biệt, nếu đầu tư tốt hơn nữa cho chế biến sâu, khai thác tiềm năng thị trường thì con số 10 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.

Với mặt hàng gạo, hiện giá gạo của Việt Nam cao xấp xỉ Ấn Độ, cao hơn Thái Lan. Việt Nam cũng đang chuẩn bị 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải. Sản lượng dự kiến của Việt Nam trong cả năm 2023 dự kiến sẽ đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, dự báo mang về hơn 4 tỷ USD.


Như Quỳnh
NhaDatSaiGon.Net

Bitcoin là kênh đầu tư hiệu quả nhất nửa đầu năm 2023


Bitcoin tăng hơn 80% lên trên vùng 30.000 USD một đồng, cao hơn hẳn mức tăng của chứng khoán, vàng, dầu thô.



Sau một năm 2022 đầy sóng gió với sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX và hoạt công ty trong lĩnh vực tiền số, Bitcoin chỉ giao dịch quanh 16.600 USD một đơn vị vào đầu năm nay. Trong quý I, tiền số lớn nhất thế giới đã tăng hơn 70%, quý có lãi cao nhất kể từ quý I/2021.

Sang quý II, Bitcoin có nhiều biến động. Từ mức tăng một mạch lên trên 30.000 USD vào tháng 4 - thời điểm nhà đầu tư toàn cầu gấp rút tìm kênh trú ẩn sau vụ sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ Silicon Valley Bank và Signature Bank. Sau đó, thị giá Bitcoin suy yếu khi Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) kiện Coinbase - sàn tiền số lớn nhất Mỹ và Binance - sàn tiền số lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, Bitcoin kịp phục hồi lên trên 31.400 USD mỗi đồng, cao nhất kể từ tháng 5/2022. Chốt lại, tiền số lớn nhất thế giới vẫn tăng 7% trong quý II. Tính chung so với đầu năm, Bitcoin tích lũy thêm 84,3% thị giá. Mức tăng trên vượt trội so với chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu, chứng khoán Nhật, vàng giao ngay...

Năm nay, bất chấp sự sụt giảm của nhiều kênh đầu tư trước các biến động vĩ mô, Bitcoin có nhiều đợt tăng giá bất ngờ, vượt ngoài dự đoán của các bên phân tích. Tiền số lớn nhất thế giới vượt 30.000 USD một đơn vị, gần như được duy trì từ suốt hai tuần qua. Cổ phiếu của các công ty có hoạt động kinh doanh và đầu tư gắn liền với tài sản kỹ thuật số cũng có thị giá tăng mạnh, nhiều mã đạt hiệu suất ba con số sau 6 tháng.

Diễn biến giá Bitcoin trong một năm qua.

Trong đợt tăng giá mới đây, CNN lý giải việc tham gia của các đại gia tài chính là một động lực lớn. Hồi giữa tháng 6, BlackRock - gã khổng lồ trong lĩnh vực quản lý tài sản toàn cầu, đăng ký thành lập một quỹ ETF Bitcoin. Sàn giao dịch tiền số EDX Markets - được các đại gia tài chính Charles Schwab, Fidelity Digital Assets và Citadel chống lưng, cũng hoạt động từ cuối tháng trước.

Nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) cũng là một phần nguyên nhân của các đợt tăng giá. Một số nhà đầu tư nhảy vào thị trường vì họ đang thấy những người khác gặt hái lợi ích từ đợt tăng giá đang diễn ra và muốn tham gia vào nó. Các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất, giúp tiền số hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp và là kênh trú ẩn khi ngành tài chính truyền thống biến động.

Dù vậy, Bitcoin vẫn đối mặt nhiều rủi ro thời gian tới. Trước hết, giới chức Mỹ luôn giữ quan điểm muốn siết kiểm soát lĩnh vực tiền số. Theo CoinDesk, ngoài việc kiện cáo hai sàn giao dịch lớn, SEC sẽ nắm trong tay "quyền sinh sát" lớn khi là đơn vị quyết định có phê duyệt quỹ ETF Bitcoin do BlackRock đăng ký hay không, dự kiến diễn ra vào tháng 8. Các bên quan sát đinh ninh, nếu SEC từ chối hồ sơ của BlackRock, thị trường tiền số lập tức lao dốc.

Dù tăng gần gấp đôi trong nửa đầu năm, khoảng cách giữa thị giá hiện tại với đỉnh hơn 60.000 USD của Bitcoin vẫn còn rất xa. Chưa kể, thị giá tăng nhưng khối lượng giao dịch tiền số nhìn chung đang ở mức thấp. CNBC dẫn dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Kaiko cho thấy, thanh khoản của Bitcoin đã giảm 20% kể từ đầu năm nay. Còn theo trang web dữ liệu tiền số CoinGecko, khối lượng giao dịch hàng ngày của thị trường hiện ở mức khoảng 24 tỷ USD, giảm rõ rệt so với hơn 100 tỷ USD trong thời kỳ đỉnh giá hai năm trước. Các bên nhận định Bitcoin hiện rơi vào tình trạng trở thành sân chơi của các "cá voi" và hầu như không có nhà đầu tư cá nhân nào tích cực giao dịch nó.

  1. Vnindex

Cổ phiếu DTG sẽ giao dịch trên sàn HNX từ 12/07

 Ngày 29/06/2023, HĐQT CTCP Dược phẩm Tipharco (UPCoM: DTG) đã thông qua Nghị quyết về ngày giao dịch và giá tham chiếu dự kiến trong ngày giao dịch đầu tiên tại sàn HNX.

Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu DTG tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là 12/07/2023.

Nguyên tắc tính giá tham chiếu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống UPCoM trung bình 30 phiên gần nhất trước ngày giao dịch đầu tiên trên HNX, theo thông báo gửi đến HNX về ngày giao dịch đầu tiên sau khi có quyết định chính thức.

Trước đó, HNX thông báo 30/06/2023 là ngày giao dịch cuối cùng của hơn 6.3 triệu cp DTG, ngày hủy đăng ký giao dịch là 03/07/2023 với lý do cổ phiếu DTG được chấp thuận niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

 

 

Dược phẩm Tipharco tiền thân là Công ty Dược phẩm Tiền Giang, được thành lập năm 1976. Sau đó 1 năm, Công ty tách và thành lập hai đơn vị Xí nghiệp Dược Phẩm Tiền Giang và Công ty Dược phẩm cấp II.

Sau khi sáp nhập và thành lập thêm doanh nghiệp, đến năm 2006, Công ty chuyển sang công ty cổ phần và đổi tên thành CTCP Dược phẩm Tipharco.

Công ty chủ yếu sản xuất kinh doanh dược phẩm và vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, vắc-xin, sinh phẩm, mỹ phẩm, chế phẩm, bao bì; nhập khẩu và xuất khẩu nguyên liệu, hóa chất, bao bì, dược phẩm; gia công, nhượng quyền, đại lý trong sản xuất kinh doanh dược phẩm, vật tư y tế, thực phẩm bổ sung và các thiết bị sản xuất kinh doanh thuộc ngành y tế...


Về cơ cấu cổ đông, ông Nguyễn Hồ Nam - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) - đang sở hữu 24.86% vốn tại DTG, tương đương 1.57 triệu cp. Kế đến là bà Đặng Thị Thu Hằng - Thành viên HĐQT DTG sở hữu 24.41% (1.54 triệu cp). CTCP Bamboo Capital cũng sở hữu 21.01% vốn tại DTG (1.32 triệu cp).

Ngày 28/02/2017 là ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu DTG trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 20,600 đồng/cp.

Kết phiên sáng 30/06/2023, cổ phiếu DTG dừng ở mức 27,500 đồng/cp, tăng 17% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân trên 2,000 cp/ngày.


Về kết quả kinh doanh, trong 5 năm gần đây, cả doanh thu thuần và lãi ròng của DTG đều trong xu hướng đi ngang.  

Đến năm 2022, DTG mới tạo được đột phá khi doanh thu thuần đạt 297 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2021. Lợi nhuận ròng đạt 18 tỷ đồng, so với 1 tỷ đồng năm 2021.

 



ITC: Các doanh nghiệp siêu nhỏ nên ưu tiên thương mại điện tử B2B



Theo ITC, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên ưu tiên thương mại điện tử B2B, lựa chọn kênh bán hàng phù hợp để có thể tham gia thị trường thương mại điện tử quốc tế.

Đây là lời khuyên đại diện Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đưa ra với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử tại Hội thảo trực tuyến “Tương lai của Thương mại điện tử B2B”, trong khuôn khổ Ngày doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) thế giới.


29 June 2023 at 17:27

Hot girl tạp hoá Thanh Hoá






Hàn Hằng (quê Thanh Hoá) được biết tới với biệt danh "hot girl tạp hoá" bởi tính chất công việc chuyên nhận sản phẩm PR trang cá nhân. Đây cũng là công việc giúp nhiều bạn trẻ có được nguồn thu nhập ổn định, nở rộ thành trào lưu.

Để duy trì công việc này, những cô nàng xinh đẹp phải có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Luôn có những chủ đề hấp dẫn "giữ chân" người hâm mộ. Với Hàn Hằng, không chỉ xinh đẹp, cô còn có thân hình quyến rũ chuẩn đẹp đồng hồ cát.

Trên trang cá nhân, Hàn Hằng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh ngọt ngào khi diện đồ bơi. Cô thường mặc đồ bơi 2 mảnh diện tích khiêm tốn, kiểu dáng basic để phô trọn đường cong hình thể. Những khoảnh khắc đời thường ít son phấn nhưng rạng rỡ, xinh tươi của nàng "hot girl tạp hoá" khiến bao người say đắm.







Hàn Hằng cao 1,65m với số đo 3 vòng cân đối. Cô duy trì số cân nặng dưới 50kg trong nhiều năm qua.

Sức hút của Hàn Hằng còn được thể hiện qua khía cạnh khi hình ảnh mới của cô đăng trang cá nhân, được các fan page khác chia sẻ lại nhiều.

Điểm cộng về hình thể chính là yếu tố tạo nên sức hút ở Hàn Hằng trong nhiều năm qua. Được biết, bí quyết duy trì hình thể của cô là tập gym. Những bài tập cô lựa chọn là tập cùng tạ với nhiều trọng lượng khác nhau.

Chia sẻ bí quyết giữ dáng với người hâm mộ, Hàn Hằng cho hay, cô tập nhiều cho vòng eo và hông, vòng ba. Khi mới tập gym, Hàn Hằng đã mất khoảng một năm để tập luyện giúp cơ thể vào phom như mong muốn. Cô nhấn mạnh, quan trọng nhất trong tập luyện là duy trì nó thành thói quen điều độ mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.

Nhiều người cho rằng Hàn Hằng có thân hình đẹp tự nhiên. Nhưng cô thẳng thắn phản biện: "Chẳng có gì là có sẵn. Mình tập bụng đều lắm đó. Mình ăn uống khoa học và thay vào đó là những buổi tập luyện hùng hục".

Về chế độ dinh dưỡng, cô cắt giảm tinh bột, đồ ngọt và mỡ động vật. Cô duy trì thói quen uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày để đào thải độc tố.

Dù trong mắt nhiều người, Hàn Hằng là một cô nàng hoàn hảo khi có nhan sắc và vóc dáng. Nhưng, "hot girl tạp hoá" cũng có những nỗi khổ riêng, ngay cả về ngoại hình. Nên, cô khuyên mỗi người hãy tự biết yêu thương và trân trọng những gì mình đang có, thay vì than vãn hãy hành động để cuộc sống ý nghĩa và giúp bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.



Tự tin với hình thể, Hàn Hằng dễ dàng ghi điểm với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Mỗi hình ảnh cô chia sẻ trên trang cá nhân đều nhận được tương tác lớn từ người hâm mộ.



NhaDatSaiGon.Net
❌
❌