Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayMain stream

Các loại trà thảo dược làm tăng sức mạnh đàn ông


Bí quyết hạnh phúc gia đình , các loại trà thảo dược làm tăng sức mạnh đàn ông sẽ giúp ông xã bạn o:).

Trà trắng

Hợp chất EGCG có trong cả trà xanh lẫn trà trắng kết hợp với Theanine phát huy tác dụng hiệu quả lên thần kinh trong việc giảm căng thẳng, mệt mỏi, khắc phục chứng hay quên, tăng cường sự tập trung, cũng như tăng sức chịu đựng, khả năng giữ bình tĩnh cho đàn ông trước những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.




Trà hoa râm bụt:



Trà hoa râm bụt có vị chua cay, giống như quả nam việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và tác nhân gây bệnh. Đồng thời, nguồn vitamin C dồi dào có trong trà cũng giúp kiểm soát huyết áp.

Trà Darjeeling 



Có nguồn gốc từ vùng trà Himalaya, Ấn Độ. Trà Darjeeling nổi tiếng khắp thế giới vì mùi vị và màu sắc đặc trưng. Loại trà này làm tăng sức mạnh đàn ông do mùi thơm của nó giúp nam giới giảm căng thẳng và giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.

Trà xanh


Trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, giảm căng thẳng, đốt cháy chất béo, kiểm soát cholesterol và ngăn ngừa bệnh ung thư đại trực tràng. Nó hiệu quả trong việc ngăn ngừa các rối loạn thần kinh như Alzheimer và bệnh Parkinson.Trà xanh không chỉ tốt cho đàn ông mà tốt cho tất cả mọi người. 

Trà tầm xuân


Trà tầm xuân rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tuyến thượng thận và tái tạo các mô da. Khi bạn đang cảm thấy căng thẳng hay cơ thể giảm năng lượng, hãy nhấm nháp 1 chén trà tầm xuân để hồi phục cơ thể.

Trà Puer


 Đây là loại trà được làm từ lá chè xanh già lên men và ép thành bánh. Trà Puer được chứng minh là có tác dụng ngừa bệnh tim, giảm cholesterol xấu trong máu.

Trà kỷ tử




Theo dược học cổ truyền, kỷ tử vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết, minh mục và nhuận phế. Nếu can thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu, không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được, phát sinh chứng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút... 
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử là một trong những vị thuốctác dụng dược lý rất phong phú:

- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não - Tuyến yên - Tuyến thượng thận.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan.

- Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

- Chống ôxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi.

- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư...


Theo Kiến thức

Những điều lưu ý khi uống trà xanh

Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine.

Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run..

Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 50 độ C là vừa. 

Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.

Uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể.

Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Do đó không dùng nước chè xanh để uống thuốc bởi các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.

Không uống nước chè xanh để qua đêm: Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy.

Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi. 

Khi mang thai cần lưu ý khi uống trà xanh và lời khuyên là bạn không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày.

Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Gây thiếu máu: Catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu là người nghiện trà xanh, bạn nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C. 

Gây bệnh loãng xương: Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương.

Điều này gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi.

❌
❌