Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayMain stream

5 loại thực phẩm bạn không nên ăn sống

5 loại thực phẩm được Tạp chí Sức khỏe (Trung Quốc) khuyến cáo  không nên ăn sống hoặc chế biến chưa chín hẳn.

1, Các món dưa muối xổi

141 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn sống

Dưa muối sống (muối xổi) chứa một số lượng nitrat, trong quá trình muối cho đến lúc chín, chất nitrat sẽ được hoàn nguyên thành nitrit độc hại như vậy. Nếu tiêu thụ nitrit quá mức sẽ gây ra ngộ độc nitrite, dẫn đến thiếu oxy máu và các triệu chứng khác.

Ngoài ra chất này còn có khả năng kết hợp với một số amin thứ yếu trong thực phẩm, hình thành chất nitrosamine có thể gây ung thư nếu chúng tích tụ lại trong cơ thể sau thời gian dài.

2, Sữa tươi

Tất cả các loại sữa tươi được bày bán trên thị trường thực ra không phải là “tươi” thật sự theo ý nghĩa của từ này. Mà nó hoàn toàn là loại sữa đã trải qua quá trình xử lý, khử trùng trong nhà máy rồi mới bán cho người tiêu dùng.

Cũng vì khái niệm “sữa tươi” này đã khiến nhiều người hiểu nhầm rằng sữa vắt trực tiếp từ động vật cũng là sữa tươi cùng loại. Thực tế cho thấy sữa vắt trực tiếp mặc dù “tươi” nhưng bạn tuyệt đối không nên sử dụng bừa bãi.

Sữa tươi vắt trực tiếp từ động vật (bò, dê) có thể sẽ bị nhiễm vi trùng hoặc vi khuẩn, không đủ an toàn để uống trực tiếp vì chúng có nguy cơ nhất định đến sức khỏe con người, có khả năng gây bệnh từ động vật sang. Vì vậy, nếu bạn muốn uống sữa, bắt buộc phải xử lý khử trùng trước khi sử dụng.

3, Nấm, mộc nhĩ tươi

142 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn sống

Mộc nhĩ tươi chứa một thành phần gọi là “porphyrin” , đây là một chất nhạy sáng. Sau khi ăn mộc nhĩ sống chứa thành phần này, nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ gây ra viêm da do ánh sáng, có thể gây ngứa da, mẩn đỏ, bệnh ngứa cấp tính và các triệu chứng khác.

Tất cả các loại nấm đều cần phải nấu chín đủ trước khi ăn.

4, Chè tươi

143 5 loại thực phẩm bạn không nên ăn sống

Lá chè tươi sau khi hái về vẫn còn chứa rất nhiều chất tannin, alkaloids và các chất khác hoạt động mạnh mẽ. Nếu chưa được nấu chín mà đã uống, có thể khiến hệ thần kinh xuất hiện kích thích, gây ra triệu chứng nhịp tim nhanh và các triệu chứng khác thường đối với cơ thể.

5, Gan lợn tươi

Gan là cơ quan chuyển hóa các chất trong cơ thể, vì thế chúng cũng là “kho” lưu trữ các chất độc hại tồn dư trong quá trình trao đổi chất. Nếu quá trình chế biến gan không đủ chín, những chất độc này sẽ lại một lần nữa được đưa vào cơ thể, gây bệnh nguy hiểm hơn sau khi ăn.

Cách tốt nhất là chế biến gan kỹ rồi mới ăn để đảm bảo an toàn, và bạn nên ăn với số lượng vừa phải.

Theo Suckhoedoisong

Những điều lưu ý khi uống trà xanh

Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine.

Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run..

Khi uống chè xanh quá nóng trên 600C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

Mặc dù một ấm chè xanh ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi, nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống chè xanh khoảng 45 – 50 độ C là vừa. 

Chè xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi.

Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống chè xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Lúc đó, bạn sẽ thấy cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu mà chúng ta thường gọi là “say chè”.

Uống thuốc với trà xanh hoặc uống trà xanh cùng thời điểm uống thuốc có thể sẽ gây ra kích thích về hormone và kháng sinh trong cơ thể.

Điều này không những làm cho thuốc giảm tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm cho gan.

Do đó không dùng nước chè xanh để uống thuốc bởi các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu, từ đó bệnh sẽ lâu khỏi.

Không uống nước chè xanh để qua đêm: Lý do, khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy.

Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi. 

Khi mang thai cần lưu ý khi uống trà xanh và lời khuyên là bạn không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày.

Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Gây thiếu máu: Catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu là người nghiện trà xanh, bạn nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C. 

Gây bệnh loãng xương: Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương.

Điều này gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi.

Thực phẩm phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ


Trẻ em thường dễ bị mắc các bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn và các rắc rối có liên quan đến tình trạng khó tiêu.



Độ ẩm trong không khí cao khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, việc chọn lựa những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn sẽ giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa non nớt của trẻ.


Sau đây là những thực phẩm cần thiết cho khả năng chống đỡ tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.

1. Nước

Đối với trẻ em, nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên cho trẻ mang theo bình nước riêng khi đi học hoặc đi chơi ở ngoài trời vì bí quyết để đối phó với tình trạng không khí ẩm ướt trong mùa mưa chính là bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.


2. Thức ăn hấp chín

Những thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ chính là những thứ đã được hấp hoặc nướng trên vỉ. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn rán nhiều dầu, mỡ vì có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, khiến con bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.


3. Các chất chống ô-xy hóa

Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải tập trung nhiều vào những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa. Điều này góp phần cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ tránh xa nhiều loại bệnh khác nhau. Nhóm thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa dành cho trẻ gồm có bí đỏ, bầu, các loại quả mọng…


4. Nước ép tự làm tại nhà

Thay vì chọn mua những loại nước ép đóng hộp (vốn chứa nhiều đường và chất bảo quản) hoặc nước ép tại những hàng quán ở ngoài đường (không đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh), bạn nên tự làm các loại nước ép cho con mình mỗi ngày.


Loại đồ uống này giàu các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp phòng tránhcác căn bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường nước.



5. Trái cây

Trái cây nằm trong nhóm những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển lành mạnh về thể chất của trẻ. Bạn nên tăng cường thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và tập cho chúng ăn những loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ nhai và nuốt như chuối, đu đủ, xoài, bơ, táo, lê…



6. Rau xanh

Cũng giống như trái cây, rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Tuy nhiên, bạn cần phải rửa rau thật sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ nhằm hạn chế lượng tồn dư của thuốc trừ sâu bám trên rau, vốn có thể gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ.



7. Thức ăn nấu chín

Không nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiêu thụ những thức ăn sống hoặc chín tái, đặc biệt là những món có thịt hay trứng nếu chưa được nấu chín hoàn toàn thì vẫn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn vào cơ thể của trẻ. Do đó, khi chế biến các món ăn cho con mình, bạn nên để cho món ăn chín hoàn toàn mới tắt bếp.



8. Các sản phẩm từ thịt

Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ những loại thức ăn có chứa thịt, bạn cần nấu chín kỹ. Tránh cho trẻ ăn trứng hoặc hải sản chưa chín hoàn toàn nhằm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tiêu hóa.


9. Thực phẩm giàu vitamin C

Đây là nhóm thực phẩm có lợi cho hoạt động phòng ngự của hệ miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh. Trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như nhóm trái cây có họ cam, quít, ki-wi,… để giữ gìn sức khỏe và cải thiện hoạt động miễn dịch.


10. Thuốc bổ

Nếu muốn cho trẻ dùng thuốc bổ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để loại thuốc phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con mình cũng như cách sử dụng và liều lượng thích hợp. Thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp trẻ có thể sức đề kháng để phòng tránh bệnh lây nhiễm hiệu quả hơn.

Ngoài những thực phẩm nên dùng nêu trên, bạn cần chú ý không cho trẻ ăn những thức ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ (chiên, xào ), hay có nhiều đường, màu sắc sặc sỡ và tuyệt đối tránh xa những món ăn bán ở ngoài hàng quán, lề đường.


Theo Hồng Xuân - Phụ nữ thành phố

Tỏi – không chỉ là gia vị mà còn là bài thuốc quý với mỗi người



Tỏi – không chỉ là gia vị mà còn là bài thuốc quý với mỗi người



Tỏi không chỉ là gia vị làm gia tăng sự hấp dẫn cho những món ăn mà nó còn được xem là một bài thuốc quý, có tác dụng chữa rất nhiều bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết những công dụng cũng như việc sử dụng tỏi hiệu quả, đặc biệt là trường hợp nào thì không nên dùng tỏi. Bài viết này sẽ là những kiến thức mà bạn nên nắm để có thể bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.


Tỏi – nhỏ nhưng tác dụng không nhỏ


 

Tỏi có vô vàn tác dụng với bạn.
Bạn nhìn hình dáng nhỏ nhắn của củ tỏi này là vậy nhưng công dụng nó mang lại nhiều vô kể, chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ. Thành phần chính là các chất kháng sinh, chống lại virus, diệt khuẩn, sát trùng, cùng với đó là một sự phong phú về nguồn vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Bổ xung tỏi làm gia vị cho những món ăn sẽ có tác dụng giảm lượng cholesterol, các chất chống oxy hóa sẽ làm các tế bào khôi phục nhanh chóng, giúp cơ thể mỗi người đề kháng tốt hơn, chống bệnh tật ngay cả những bệnh như ung thư.
Đặc biệt, tỏi còn là thành phần trong các loại thuốc chữa các bệnh như: tim mạch, huyết áp, cảm cúm, đau bụng,…bằng các phương thức như ăn sống, ngâm rượu, ngâm dấm,…

Trường hợp nào không nên dùng tỏi?



 


Tuy tỏi có rất nhiều tác dụng trong ẩm thực cũng như y học, nhưng không phải vì lợi ích đó mà bạn dùng tỏi không cân nhắc. Bởi vài thành phần trong tỏi đôi khi làm bệnh tình của bạn nặng nề thêm như những trường hợp dưới đây .
Thứ nhất là bị bệnh về mắt, bởi dùng tỏi trong nhiều ngày sẽ làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến gan, nên nếu đang mắc phải các triệu chứng bất thường liên quan đến mắt thì không nên đưa nó vào sử dụng.
Bị viêm gan cũng là một căn bệnh kỵ tỏi, lý do là nó sẽ là nhân tố làm ruột kích thích, gây hiện tượng tiết dịch vị ít đi làm thức ăn tiêu hóa không tốt, gây cảm giác buồn nôn cho bệnh nhân bị bệnh lý này. Hơn nữa, tỏi còn gây nên tình trạng thiếu máu, cản trở việc trị bệnh.
Khi bị tiêu chảy nếu như sử dụng tỏi, niêm mạc sẽ càng bị tổn thương, làm quá trình tiêu hóa thức ăn bị tắc nghẽn, bạn sẽ bị đi ngoài càng nhiều, mất sức và nguy hiểm. Tỏi có tính chất cay, vì vậy nếu dùng khi bạn đang bị bệnh thận, sẽ làm xuất hiện những tác dụng tiêu cực, làm bệnh tái phát, khiến bệnh nhân nhờn thuốc.
Cuối cùng nếu như bạn là người có sức đề kháng yếu, thì cũng không nên dùng tỏi, vì nó dễ gây nên những tình trạng tệ hơn về sức lực của cơ thể.

Dùng tỏi như thế nào mới đúng?

Bạn cần dùng tỏi đúng cách để có hiệu quả.
Để có được những tác dụng thần kỳ của thức quà từ thiên nhiên này, bạn phải biết cách sử dụng tỏi cho đúng để có được hiệu quả tốt nhất, cũng như tránh các tác dụng phụ.  
Bạn cần chú ý không được thực hiện những điều này: ăn, nuốt cả tép tỏi nguyên, ăn khi đói, ăn thường xuyên, dùng chung chế phẩm từ tỏi với thuốc chống đông máu, đắp lên da quá lâu và làm với người bị dị ứng tỏi….
Trên đây chính là những bí mật thú vị về công dụng cũng như chú ý khi dùng tỏi. Hi vọng đã giúp bạn có thể sử dụng thức quà này một cách đúng chuẩn và hiệu quả.




Bảo Mi Hà - 
Diễn Đàn Sức Khỏe


Ăn Kiêng  Cao Huyết Áp  Giảm Cân  Món ăn bài thuốc Nuôi Con Phụ nữ  Vitamin 

Bổ sung vitamin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm nào?

Một trợ thủ đắc lực để giữ gìn sức khỏe cho cơ thể chính là vitamin. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng vitamin giúp chuyên chở các thay đổi hoá học trong các tế bào. Nếu cơ thể không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết trong thức ăn thì chúng ta sẽ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh. Bạn cần xác định cơ thể cần phải bổ sung chất dinh dưỡng nào để lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp.
Khoai lang
Free photo: Sweet Potato, Garden Plot Thu - Free Image on Pixabay ...
Thông thường một củ khoai lang có chứa hơn hơn 28.000 IU vitamin A. Đây là dưỡng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, duy trì thị lực tốt và đảm bảo khả năng sinh sản. Các loại vitamin A nhưbeta-carotene giúp võng mạc, giác mạc và màng mắt hoạt động tốt hơn.
Rau tươi
hình ảnh : thiên nhiên, Vũ trụ, món ăn, rau xà lách, mùa gặt, Sản ...
Ai cũng biết được tầm quan trọng của rau tươi bởi nó là nguồn cung cấp vitamin C. Một số loại rau tiểu biểu đó là cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm... Tuy nhiên để giữ được đầy đủ lượng vitamin trong rau sau khi đã nấu chín là cực kì khó bởi dưỡng chất có thể bị hòa tan trong nước và phân hủy ở nhiệt độ cao.
Một lời khuyên hữu ích cho những người nội trợ đó là nên rửa rau cả lá rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín thì vitamin C sẽ không bị mất đi.
Trứng
Ảnh miễn phí: Osternest, Trứng Phục Sinh, Nhuộm - Ảnh miễn phí ...
Trong trứng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, D và B12. Vitamin B23 chính là thành phần quan trọng để hình thành hồng cầu và các chức năng thần kinh.
Tuy trứng có hàm lượng cholesterol cao nhưng lại là một nguồn cung Vitamin B12 rất tốt. Một quả trứng luộc chứa được 0,6 mg Vitamin B12, lượng vitamin này gần bằng 10% lượng Vitamin B12 bạn cần bổ sung trong một ngày.
Trái cây
Ảnh miễn phí: Trái Cây, Trái Cây Trộn - Ảnh miễn phí trên Pixabay ...
Trái cây dường như là loại món tráng miệng không thể thiếu đối với một số gia đình, nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe. Ăn vừa đủ lượng trái cây có thể đảm bảo rằng bạn đang nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất, nó đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và giúp cơ thể hấp thu sắt. Ít ai biết rằng vitamin có nhiều trong các trái cây màu đỏ hoặc màu vàng với hàm lượng caroten tương đối lớn.
Các sản phẩm từ sữa
Glass of milk | www.healthgauge.com/portfolio-tag/dairy-alte… | Flickr
Sữa, phômai, bơ, sữa chua, kem lạnh… và các sản phẩm làm từ sữa là những thực phẩm bổ dưỡng, rất cần thiết cho con người. Đây vốn là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng canxi, vitamin D cao rất tốt cho sự phát triển của xương và răng, cùng với hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh.

❌
❌