Normal view

There are new articles available, click to refresh the page.
Before yesterdayThị Trường Tài Chính

CƠ HỘI MUA VÀO VỚI RỦI RO T+ THẤP ĐÃ KHÉP LẠI TRONG PHIÊN HÔM NAY

Sau
2 phiên điều chỉnh, thị trường diễn biến khá bất ngờ khi tăng trần mạnh mẽ
ngay từ đầu phiên. Mở cửa VNINDEX tăng hơn 8 điểm, HNXINDEX cũng chạm gần mốc
76 với hơn 200 mã tăng trần trên cả hai sàn. Tuy trong phiên có lúc thị trường
chùng xuống nhưng VNINDEX trong phiên ATO đã hồi phục, đạt mức tăng 7.8 điểm.
Bên HNX, nhóm ngân hàng vẫn tăng mạnh và ACB vút lên trong những phút cuối
giờ giúp HNX đạt mức tăng mạnh nhất kể từ đầu nhịp sóng (4.04%), hàng loạt
các cổ phiếu lớn vẫn giữ được dư mua giá trần cao.


Nhóm
chứng khoán từ các mã vốn hóa nhỏ đến lớn đều đồng thuận tăng điểm, những
mã dẫn dắt khác như SHN, VCG, PVX cũng thể hiện lực cầu mạnh mẽ. Nhóm dầu
khí tiêu biểu có PVG, PGS, PVC đều đạt lượng khớp lớn. PGS tiếp tục có dấu
hiệu đầu cơ của khối ngoại khi liên tục bị mua vào bán ra trong các phiên gần
đây.


Sàn
HOSE các bluechip tăng điểm khiêm tốn hơn, riêng FPT giảm điểm và MSN giữ
tham chiếu bất chấp việc được khối ngoại mua ròng. VNM tiếp tục giao dịch ở
giá cao nhất trong lịch sử. Nhóm vận tải và khoáng sản ghi nhận nhiều mã
tăng trần. Nhóm bất động sản có HQC quay trở lại sau chuỗi phiên điều chỉnh,
khớp lệnh tiếp tục ở mặt bằng cao 1.5 triệu cổ phiếu, dư mua trần gần 1 triệu.
ITA, ITC, KBC, REE, SAM đều tăng điểm tốt, trong đó SAM cuối phiên có dư
mua trần hơn 900 nghìn đơn vị.


Biến
động mạnh nhất trong phiên là cổ phiếu LCG. Sau thông tin công ty con của
LCG có khoản vay 5.8 nghìn lượng vàng ở giá 12.9, cổ phiếu này đã giảm sàn
về đầu phiên. Tuy nhiên cuối giờ bất ngờ LCG tăng trần, tổng khớp lệnh đạt
4.4 triệu đơn vị. Việc tăng điểm bất ngờ này được lý giải là trong thỏa thuận
góp vốn vào công ty con có quy định LCG không có nghĩa vụ liên quan đến khoản
vay nói trên.


Khối
ngoại mua ròng 2 tỷ trên HOSE và bán ròng 12 tỷ trên HNX. Ngoài FPT và MSN,
OPC được mua vào hơn 14 tỷ. Nhóm bị bán ròng mạnh có ITA, PGS, VIC, LCG,
SSI, VCG.


Nhận
định thị trường


Thị
trường sau 2 phiên điều chỉnh vẫn giữ được đường kênh xu thế và bật trở lại
mạnh mẽ trong phiên hôm nay thể hiện một kịch bản tích cực. Chuỗi ngày giao
dịch khối lượng lớn vẫn tiếp diễn cho thấy lực cầu vẫn rất mạnh, đặc biệt
trong phiên hôm nay cầu hấp thụ cung hầu như ở giá cao. Có thể thấy thị trường
đang đón nhận dòng tiền mới và có sự di chuyển trong thị trường, vì thế khả
năng tăng điểm vẫn còn nguyên.


VNDIRECT
đã khuyến nghị khách hàng chốt lời từ tuần trước và với trạng thái cầm tiền
mặt có thể cân nhắc mua vào khi điều chỉnh. Việc mua vào trong phiên hôm
nay vẫn là hợp lý, tuy vậy kể từ phiên ngày mai việc mua đuổi sẽ đối mặt với
rủi ro T+ do nhịp điều chỉnh kế tiếp đang cận kề.


Khuyến
nghị đầu tư:
Cơ hội mua vào với rủi ro T+ thấp
đã khép lại trong phiên hôm nay, nhà đầu tư đã mua vào nên tiếp tục nắm giữ
cổ phiếu cho đến khi đường kênh xu thế vẫn được bảo vệ. Việc mua vào tiếp
nên chờ đợi đến nhịp điều chỉnh tiếp theo, và chú ý tham khảo các báo cáo hằng
ngày của VNDIRECT để có hành động đi sát với tình hình thị trường.


NHÀ ĐẦU TƯ TIẾP TỤC GIỮ QUAN ĐIỂM THẬN TRỌNG

Hai sàn diễn biến trái chiều khi HNX giảm điểm, trong khi VNINDEX vẫn tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch tăng nhẹ so với phiên trước với 86 triệu cổ phiếu giao dịch, xấp xỉ 1,200 tỷ đồng.

BVH tăng trần, cùng với MSN tăng nhẹ đã tạo lực đỡ đáng kể cho Index. Thêm vào đó, một số bluechip như PVF, DPM, PVD, GMD, đặc biệt là các mã ngân hàng VCB và CTG cũng tăng nhẹ khiến cho thị trường bớt ảm đạm hơn phiên trước. Bên HNX vẫn diễn biến khá giằng co, dù cuối phiên có nỗ lực bật trở lại nhưng vẫn không đủ mạnh để thị trường đóng cửa tăng điểm. Các cổ phiếu dẫn dắt như SHN, VCG, PVX và các mã chứng khoán KLS, VND, BVS vẫn giao dịch ở giá đỏ.

Nhóm cổ phiếu đi ngược dòng vẫn là những mã quen thuộc như IJC, TDC với chuỗi ngày tăng trần bền bỉ. Nhóm cổ phiếu dầu khí có sự phân hóa khá mạnh, những mã nổi bật trong nhịp trước như PGS, PVG tỏ ra đuối sức trong khi một số mã vẫn tăng trần, cụ thể như PXL với mức tăng hơn 80%, phiên hôm qua PXS, PVL cũng có dấu hiệu đột biến, PXI, PVV, PTL,  PFL cũng theo chân trong phiên ngày hôm nay. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu khoáng sản, chỉ có KTB vẫn giữ được nhịp điệu, KSS sau khi vượt đỉnh đã điều chỉnh. AAA đóng cửa vẫn ở dưới trần 1 bước giá, phiên hôm nay đạt lượng khớp 1.5 triệu cổ phiếu, mức cao nhất trong gần 1 năm trở lại đây. Một số mã tăng điểm đáng chú ý khác là UDC, NVC, PGT, ACL.

Khối ngoại bán ròng 28 tỷ đồng trên HOSE và 1.5 tỷ đồng trên HNX. Dẫn đầu nhóm bán ròng là VIC bị bán hơn 9 tỷ, tiếp theo là HPG (6.4 tỷ đồng), VCS (4.4 tỷ), SSI (3.8 tỷ), STB (3.7 tỷ) và VCB (3.4 tỷ), PVX (2.1 tỷ). Bên mua ròng có KDC được mua vào 7.4 tỷ, tiếp theo là  SJS (5.1 tỷ), KLS (4.2 tỷ)  CTG (1.7 tỷ), DHG (1.5 tỷ), và DPM (1 tỷ).

Nhận định thị trường

Phiên giao dịch hôm nay VNINDEX tăng điểm nhưng không thực sự thuyết phục, diễn biến chung trên toàn thị trường vẫn khá ảm đạm. Thanh khoản toàn thị trường tuy có được cải thiện nhưng lực cầu chủ yếu được đặt ở giá thấp, thể hiện thái độ khá dè dặt, đóng cửa phiên lợi thế vẫn nghiêng về bên bán khi nhiều cổ phiếu dẫn dắt vẫn giảm điểm.

Việc phá vỡ đường viền cổ của HNXINDEX trong phiên ngày hôm qua đã chính thức khẳng định xu hướng tiêu cực của thị trường. Đến phiên hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu tích cực trở lại, chúng tôi cho rằng một khi đường giá sẽ vẫn tiếp tục di chuyển trong kênh giảm giá của 2 tuần nay thì sẽ khó có khả năng đảo chiều. Đúng như tinh thần của những nhận định của VNDIRECT từ giữa tháng, nhịp điều chỉnh này không đơn giản và HNXINDEX có thể sẽ giải quyết nhịp điều chỉnh ở một vùng giá sâu hơn.

Khuyến nghị đầu tư: Nhà đầu tư ưu tiên giữ tiền mặt, hạn chế giải ngân do cửa kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này rất hẹp mà rủi ro hệ thống lại cao. Chúng tôi đề cao sự thận trọng để bảo vệ thành quả của nhịp sóng trước, chỉ khi nào thị trường có những dấu hiệu tích cực trở lại nhà đầu tư mới xem xét giải ngân trở lại.


Related articles by Zemanta:

NẾU THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC LÌNH XÌNH, ƯU TIÊN GIỮ TỶ LỆ CỔ PHIẾU THẤP

Mở đầu phiên hai sàn lần lượt giảm điểm. Tính tới 9h45, VN-index giảm xuống mức 437 điểm và HNX-index giảm xuống tới mức 73.22 điểm. Tuy nhiên đó cũng là mức thấp nhất trong phiên; lực bán các mức giá thấp không còn mạnh như phiên trước đồng thời dòng tiền vẫn chảy vào đều đặn giúp index cuối phiên tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch hai sàn giảm nhẹ so với phiên trước với tổng giá trị đạt được 2,300 tỷ đồng.

Khuyến nghị đầu tư: Nếu thị trường tiếp tục lình xình hoặc giảm mạnh, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp, chỉ ưu tiên giữ lại các cổ phiếu cơ bản của HSX.

Các mã BVH, MSN, VNM xanh nhẹ; VIC đóng cửa giá sàn. Nhóm ngân hàng giữ được lực cầu tốt: CTG, VCB, STB, SHB, MBB, EIB chốt phiên giá xanh; chỉ riêng có HBB giảm nhẹ và ACB đứng ở mức giá tham chiếu. Nhóm ngành chứng khoán biến động trái chiều khi APS, ORS, SBS tiếp tục tăng trần với khối lượng khớp lệnh hàng triệu cổ phiếu, SSI, VND, KLS, BVS đứng ở mức giá tham chiếu, đặc biệt VND trong phiên đã có lúc khớp lệnh giá sàn.

Các mã penny không còn tăng nóng như các phiên trước khi chỉ còn một số cổ phiếu vẫn thu hút được dòng tiền với mức giá trần như: VNE, PFL, VHG, BCC, VSP…Nhóm bất động sản cũng chứng kiến một phiên phân hóa rõ rệt. KDH, QCG, VPH, DIH giảm sàn; NTL, ASM, HQC, LCG, ITC giảm nhẹ; KHA, ICG, IJC, OGC, SCR tăng nhẹ; PVL, PXA, VNI, CLG tăng trần. Nhóm khoáng sản tiếp tục nhịp giảm điểm của phiên trước với BGM, BMC, HGM, MIC, TNT giảm điểm; đặc biệt KTB, KSH giảm sàn; chỉ có KSA tăng trần.

Khối ngoại mua ròng 414.68 tỷ đồng trên HOSE và 21.79 tỷ đồng trên HNX, mạnh nhất trong nửa tháng gần đây. Các mã mua ròng nhiều nhất có: VIC (333.6 tỷ), STB (27 tỷ), VCB (9 tỷ), BVH (4.8 tỷ), PVS (6.7 tỷ), SHB (3.7 tỷ), CTG (4.5 tỷ), DPM (3.7 tỷ), DIG (3 tỷ), VSC (3.7 tỷ) DBC (3.5 tỷ). Các mã bán ròng nhiều nhất có: IJC (2 tỷ), QCG (1.3 tỷ), PGS (1 tỷ), NTP (1 tỷ).

Nhận định thị trường

Phiên hôm nay ngay khi HNXINDEX chạm về MA20 ngày đã bật lại. Trái ngược với diễn biến phiên hôm qua, lực cầu đã có sự phản kháng nhưng mức độ phản kháng chưa thực sự quyết liệt, thể hiện điểm số của thị trường chỉ xanh nhẹ. Thị trường đã lấy lại được sự cân bằng hơn, bên bán không bán mạnh và lực cầu nhen nhóm, tuy nhiên vẫn chưa hội tụ đủ yếu tố để khẳng định thị trường đã hết điều chỉnh.

Mốc MA 20 đã hai lần nâng đỡ cho thị trường vào giữa tháng 2 và giữa tháng 3 và có thể lần này cũng sẽ tạo lực đỡ cho thị trường. Tuy nhiên, một khi chưa xuất hiện sự tăng điểm đồng thuận của các bluechips, đi kèm thanh khoản thị trường lớn thì nguy cơ điều chỉnh dài còn rất cao và việc nắm tỷ lệ cổ phiếu thấp vẫn được đề cao.

THỊ TRƯỜNG VẪN CÒN ĐIỀU CHỈNH, ƯU TIÊN GIỮ TỶ LỆ TIỀN MẶT CAO

Ngày 04 tháng 04 năm 2012

Khuyến nghị đầu tư: Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ lệ cổ phiếu thấp, hạn chế các quyết định bắt đáy. Việc mua vào trở lại có thể sẽ được cân nhắc vào tuần sau, chúng tôi sẽ có cập nhật cụ thể tại các bản tin tiếp theo.

Thị trường không tiếp tục dùy trì đà tăng điểm của phiên ngày hôm qua mà bất ngờ sụt giảm mạnh. Thanh khoản thấp và chủ yếu tập trung quanh mức giá đỏ và tham chiếu trong đầu phiên; lực bán mạnh tăng dần giữa phiên khiến nhiều cổ phiếu đóng cửa với dư bán sàn lớn. Giá trị giao dịch tiếp tục giảm với 1.300 tỷ trên cả hai sàn.

Các mã MSN, BVH, VIC, SJS giảm nhẹ; KDC tham chiếu; PVF, REE tăng nhẹ. Nhóm ngân hàng đồng loạt giảm điểm nhẹ. ACB, EIB, SHB, VCB, MBB đóng cửa với giá đỏ; chỉ có STB tham chiếu và HBB xanh nhẹ.

Nhóm ngành chứng khoán sau phiên tăng điểm rất nóng hôm qua đã quay đầu giảm mạnh. Ngoài VND còn giữ được dòng tiền tốt trong phiên, đóng cửa với mức giá xanh, các mã HCM, KLS, BVS, SSI đều giảm điểm; đặc biệt các mã penny như AGR, APS, ORS, SBS, PHS đóng cửa với dư bán sàn lớn. Nhóm bất động sản cũng biến động cùng chiều hướng trên. SCR, QCG, NTL, PVL, SJS, OGC, ITA, ITC giảm nhẹ; trong khi HQC, LCG, IDJ, PGS, NBB đóng cửa giá sàn với áp lực bán mạnh vào cuối phiên. Nhóm khoáng sản cũng chứng kiến một phiên sụt giảm sâu. Ngoài LCM, BMC xanh nhẹ thì BGM, KSH, CTA, BKC, MMC đỏ điểm; TNT, MIC, KTB, KSA, CMI giảm sàn.

Khối ngoại mua ròng 30.95 tỷ trên HOSE và 20.27 tỷ trên HNX. Các cổ phiếu mua ròng nhiều nhất có: PVS (16 tỷ), SHN (1 tỷ), STB (9.5 tỷ), VCB (5.3 tỷ), HPG (5 tỷ), MBB (3.4 tỷ), IJC (3.3 tỷ), DPM (3 tỷ). Các mã bán ròng nhiều nhất có: VIC (15.3 tỷ), SAV (1 tỷ).

Nhận định thị trường

Sau một phiên tăng điểm không có đồng thuận của thanh khoản, thị trường quay lại xu thế giảm điểm, khối lượng cũng sụt giảm theo. Đáng chú ý, lực bán mạnh trong nửa cuối phiên đã hoàn toàn lấn át sức mua khiến nhiều cổ phiếu bị đẩy về giá sàn, đặc biệt là nhóm penny.

Tiếp tục bảo lưu quan điểm của các bản tin trước, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ phải mất một thời gian nữa mới hoàn tất nhịp điều chỉnh. Vì thế, tại thời điểm này việc nắm giữ tỷ lệ tiền mặt nên được ưu tiên.

HNX GIẢM ĐIỂM, DÒNG TIỀN TẬP TRUNG VÀO HOSE

Chỉ số hai sàn đạt được mức tăng điểm tốt trong thời gian đầu và giữa phiên ngày hôm nay, tuy nhiên áp lực chốt lời cuối phiên gia tăng, đặc biệt là HNX khiến chỉ số hai sàn biến động khá trái chiều. VN-index đóng cửa tăng 0.98% trong khi HNX-index quay đầu giảm 0.57%. Nhìn chung trên cả hai sàn, số cổ phiếu tăng giá gấp 1.5 lần số cổ phiếu giảm giá. Thanh khoản hai sàn tăng vọt với tổng giá trị giao dịch đạt 3,200 tỷ đồng. Các mã đóng góp tích cực vào thanh khoản có: HBB (11 triệu), VND (7 triệu), KLS (7 triệu), PVX ( 6.7 triệu), MBB (5.2 triệu), SBS (4 triệu), SSI (3.6 triệu).

Các mã MSN, VNM đứng giá; BVH, HPG giảm giá; VIC tăng nhẹ. Nhóm ngành ngân hàng giao dịch giằng co quanh mức giá tham chiếu. Đóng cửa HBB, PVF, SHB, STB giảm nhẹ, chỉ có MBB xanh điểm, đặc biệt VCB đóng cửa giá trần.

Nhóm ngành chứng khoán có một phiên giao dịch với biến động khá trái chiều. VND, BVS, CTS, KLS bị bán khá mạnh trong phiên, khớp lên với khối lượng lớn và đóng cửa với mức giá đỏ; trong khi HCM, SSI vẫn thu hút tốt được dòng tiền và chốt phiên với dư mua trần lớn. Nhóm bất động sản vẫn tiếp tục đà tăng điểm của các phiên trước. Hầu hết các mã trong nhóm này đều tăng trần như NTL, SCR, CIG, DXG, DIG, HQC, ITC, NTB, SAM, STL; nhóm SJS, PXL , S96, KHA, LCG xanh nhẹ; IDJ, ITA, ICG đỏ điểm và KDH, OGC đóng cửa với mức giá sàn. Nhóm khoáng sản tăng điểm mạnh mẽ. Rất nhiều mã trong nhóm này có mức dư trần lớn từ rất sớm và được duy trì cho tới hết phiên như: KSS, KSD, KSA, KTB, BGM, BMC, BKC, MMC. Nhóm penny một số mã không còn giữ được nhịp tăng điểm so với phiên trước quay đầu giảm nhẹ.

Khối ngoại mua ròng 60.26 tỷ trên HOSE và 8.3 tỷ trên HNX. Các mã mua ròng nhiều nhất có: MBB (24.5 tỷ), VCB (22 tỷ), KDC (10 tỷ), HPG (9 tỷ), REE (7 tỷ), VCG (7.3 tỷ). Các mã bán ròng nhiều nhất có: PVD (6.8 tỷ), DPM (6.6 tỷ), PVG (4.6 tỷ), BVH (3 tỷ), GMD (2.7 tỷ), VCS (1.7 tỷ).

Nhận định thị trường:

Áp lực chốt lời ở một số nhóm cổ phiếu khiến 2 chỉ số không thể tăng mạnh mẽ sau phiên vượt đỉnh ngày hôm qua. Đặc biệt nhóm cổ phiếu dẫn dắt bên sàn HNX và 1 số cổ phiếu đi cùng nhịp có dấu hiệu bị bán mạnh, điều này là dễ hiểu khi nhịp trước khi thị trường còn lình xình thì các mã này tăng nóng, với mức lợi suất lên tới xấp xỉ 30%. Tuy nhiên điều tích cực trong phiên hôm nay là diễn biến các cổ phiếu này không ảnh hưởng quá nhiều đến phần còn lại của thị trường.

Dòng tiền vào các nhóm cổ phiếu khác vẫn khá tích cực, lực đỡ khá tốt ở các mức giá xanh giúp thị trường không sụt giảm sâu, số mã tăng điểm vẫn lấn át số mã giảm điểm; đặc biệt rất ít cổ phiếu bị đẩy xuống mức giá sàn. Đặc biệt đáng chú ý là nhóm bluechip cơ bản của HOSE. Dòng tiền vào các mã này thường là dòng tiền mang tính chất đầu tư dài hạn, vì thế sẽ là nền tảng khá bền vững cho VNINDEX trong thời gian tới.

Thị trường trong những phiên sắp tới sẽ tiếp diễn sự phân hóa, các lớp cổ phiếu gối nhau tăng điểm và điều chỉnh sẽ khiến cho index biểu hiện giảm không sâu hoặc đi ngang.

Khuyến nghị đầu tư: Các bản tin gần đây của VNDIRECT đều khuyến nghị nhà đầu tư hướng danh mục vào các mã bluechips của HOSE. Với những mã đã tăng nóng, đặc biệt là các mã đầu cơ, nhà đầu tư có thể chốt lời dần. Việc nắm giữ và mua thêm vẫn ưu tiên các mã của HOSE.

XÁC SUẤT CHO DIỄN BIẾN TIÊU CỰC VẪN CÒN CAO

Khuyến nghị đầu tư: Chúng tôi cho rằng nhịp phục hồi là cơ hội giảm trạng thái đối với những nhà đầu tư còn nắm giữ nhiều cổ phiếu. Các quyết định mua vào thời điểm này hết sức rủi ro, khi xu thế mới của thị trường chưa rõ ràng và xác suất cho diễn biến tiêu cực vẫn còn khá cao.

Thị trường ngày giằng co khá quyết liệt, VN-Index có lúc tăng 5 điểm, nhưng cuối cùng đóng cửa cả hai chỉ số lại đỏ điểm. Nỗ lực mua vào cả buổi sáng đưa chỉ số lên xanh điểm, rồi lại bị xóa nhòa bởi áp lực bán ra mạnh trong phiên chiều. Thanh khoản có đôi chút cải thiện, khối lượng giao dịch tăng nhẹ lên hơn 140 triệu đơn vị, đạt tổng giá trị 2,100 tỷ đồng. Các mã có thanh khoản lớn nhất là VND (4.6 triệu), ITA (4.5 triệu), SCR (4.2 triệu), HBB (3.4 triệu), PVX (3.3 triệu), KLS (2.6 triệu), PVS (2.4 triệu), SSI (2.1 triệu), SAM (2 triệu), SHS (2 triệu).

Nhóm cổ phiếu lớn có biến động khá trái ngược trong phiên hôm nay. BVH, EIB, MSN, VCB, VNM, FPT, PVD, MBB đều đóng cửa ở vùng giá thấp nhất ngày. Ngược lại, VIC, DPM, KDC, OGC, PVF, NTL, HCM và SSI giữ giá xanh nhẹ. Thậm chí GAS, ITA, SJS, SCR, HSG còn tăng trần. Nhóm ngân hàng cũng đồng loạt giảm điểm, riêng EIB và STB đóng cửa ở giá xanh.

Các mã dẫn dắt HNX đa phần đóng cửa ở giá đỏ. ACB có lúc còn bị bán về giá sàn, VND và PSI dao động mạnh quanh tham chiếu. chỉ có PVI xanh điểm. Một số cổ phiếu nhỏ cuối phiên được mua vào nhanh, đẩy giá lên trần không có dư bán như CMI, CTA, BCC, NVT, PVV, VIP, CTM, KSS, HT1. Trong khi đó, phần lớn nhóm penny có biến động khá lớn trong phiên, từ vùng giá thấp lên xanh điểm rồi cuối cùng vẫn chốt phiên ở giá đỏ. Các mã cao su như CSM, DRC, SRC hôm qua biến động từ sàn lên trần, hôm nay ở xu hướng ngược lại, đóng cửa giảm sàn hàng loạt.

Khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh 58.98 tỷ trên HSX trong khi mua ròng 33.81 tỷ trên HNX. Các mã được mua ròng nhiều nhất là GAS (30.1 tỷ), VND (24.8 tỷ), DPM (10.7 tỷ), TDH (4.7 tỷ), MSN (4.6 tỷ), PVS (3.8 tỷ), REE (3.7 tỷ), PHR (3.6 tỷ), HPG (3.2 tỷ). Các mã bị bán ròng mạnh nhất gồm HAG (7 tỷ), BVH (5.8 tỷ), VIC (2.4 tỷ), DPR (2.1 tỷ), DRC (2 tỷ)…

Nhận định thị trường

Diễn biến tích cực trên diện rộng của thị trường ngày hôm qua đã không lặp lại trong phiên hôm nay. Số lượng cổ phiếu quay trở lại giảm điểm chiếm đa số, và tổng cộng vẫn có tới 70 mã giảm sàn. Áp lực bán ra sau phiên tăng điểm ngày hôm qua là khá lớn, cho thấy nhà đầu tư vẫn bị tâm lý e ngại về một đà giảm lớn đè nặng.

Như vậy sự nhịp hồi phục trong ngày hôm qua chỉ mang tính chất kỹ thuật, khi mỗi lần thị trường tăng điểm đều đạt thanh khoản thấp, cầu khá mỏng và áp lực bán vẫn là chủ đạo. Nhịp hồi phục này có thể biểu hiện bằng trạng thái giằng co, tăng điểm trong biên độ hẹp và có sự phân hóa, rồi sau đó sẽ quay lại xu hướng giảm điểm.

 

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề lao động - Đài Tiếng Nói TPHCM




Bộ luật Lao động mới đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động nhiều hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều doanh nghiệp than khổ vì cho rằng không có luật nào bảo vệ cho doanh nghiệp trong vấn đề lao động. Bà Trần Thị Luật- Chuyên viên tiền lương Công ty Samco cho biết:

Ngoài những vướng mắc trong việc giải quyết chế độ nghỉ việc, nghỉ hưu, thai sản cho người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp khá nhiều khó khăn trong các thủ tục bảo hiểm xã hội.



Ảnh minh họa- Internet.

Theo thống kê, tổng số việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm đến 60% việc làm của nền kinh tế. Đây là một con số hết sức lớn. Nếu các chính sách kinh tế tạo điều kiện phát triển tốt doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số việc làm tạo ra sẽ rất lớn. Trước thực tế đó, việc ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoàn toàn cần thiết. Ông Đỗ Văn Khánh - Phó giám đốc Cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP cho biết:

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp còn phải đối phó với những “kẻ trộm” cổ cồn trắng. Tình trạng lấy cắp thông tin tại các doanh nghiệp xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là trong các công ty kinh doanh, cung cấp dịch vụ tư vấn hay tuyển dụng nguồn nhân lực. Bà Nguyễn Thị Hồng - Trưởng phòng nhân sự công ty U&Me bức xúc:

Do đó, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, để có một chính sách quản trị, đặc biệt là quản trị nguồn nhân lực là rất khó khăn. Bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa đa số là không có bộ phận chuyên trách hoặc những chuyên gia giỏi để thực hiện. Để doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh về chất lượng, phát triển bền vững và hội nhập, theo nhận định của các chuyên gia thì phải xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân - Trường Đại học Kinh tế cho rằng:



Chính vì vậy, để phát triển bền vững và hội nhập, bản thân chủ doanh nghiệp cần phải thay đổi chính họ và tạo ra những thay đổi cho doanh nghiệp của họ phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển. Các chủ doanh nghiệp phải tích cực tham gia vào các khóa đào tạo để nâng cao trình độ tri thức quản trị. Các quy trình sản xuất sản phẩm, các kỹ năng nghề nghiệp của các nhân viên giỏi cần được ghi lại thành hồ sơ để tạo tri thức cho doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên ghi lại mọi thông tin, tri thức để cùng chia sẻ với nhau trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo, tạo văn hóa lắng nghe nhân viên để nhân viên phát huy sáng tạo trong giải quyết công việc và gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.

Về phía nhà nước, cần có 1 trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thật sự hiệu quả, như xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, dạy vi tính, anh văn để nâng cao chất lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển chung của cả nước và hội nhập quốc tế.



Đăng ký: Bài đăng

Tài chính tiêu dùng, cơ hội lớn cho thị trường Việt Nam

Mua sản phẩm trả góp hằng tháng là dịch vụ tài chính phù hợp trong điều kiện lạm phát và là cơ hội cho những người có thu nhập thấp.
 
 

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, vai trò là kênh tín dụng kích thích tiêu dùng, hoạt động cho vay tiêu dùng đang trở nên rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Ngành ngân hàng mạnh nhất trong lĩnh vực này hiện nay là cho vay tại điểm bán. Nghĩa là các ngân hàng liên kết với khu vực bán hàng, khách hàng muốn mua sản phẩm này được trả góp. Theo nhiều chuyên gia, tài chính tiêu dùng đang là cơ hội và có nhiều dư địa để phát triển. Đây là nội dung chính tại hội thảo do Tập đoàn Home Credit tổ chức (29-6) mới đây. 

Tín dụng tiêu dùng đang phát triển mạnh
Theo TS Đinh Thế Hiển, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Chiến lược Eximbank, vay tiêu dùng là một loại hình tài chính phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là các quốc gia phát triển và có sự tăng trưởng mạnh tại thị trường mới nổi. Tín dụng tiêu dùng có hai loại: cho vay trực tiếp khách hàng để tiêu dùng; thứ hai là gián tiếp là tổ chức tín dụng mua các phiếu bán hàng từ những người bán lẻ hàng hóa tức là hình thức tài trợ bán hàng trả góp. Và vài năm trở lại dây, tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam bắt đầu được các ngân hàng chú ý nhiều hơn và tập trung nguồn lực mở rộng. Tỉ lệ tín dụng cá nhân/GDP có xu thế tăng mạnh mẽ từ mức 70% trong năm 2006 lên gần 120% trong năm 2011.


Điều đó cho thấy ở Việt Nam dịch vụ tài chính này ngày càng phát triển do nhu cầu chi tiêu người dân ngày càng cao và những tiện ích mà dịch vụ mang lại. “Đây là giải pháp giúp người tiêu dùng mua được hàng hóa cần thiết khi chưa đủ tiền với thủ tục nhanh chóng và đơn giản” - ông Hiển nói.
Tại thị trường Việt Nam đầu năm 2009, các khu vực TP.HCM, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực miền Bắc, dịch vụ cho vay tiêu dùng tại điểm bán phát triển rất mạnh. Đặc biệt đi đầu là thị trường tài chính xe máy với 65% thị phần. Đi đầu cho dịch vụ tài chính này là Home Credit. Tính đến nay Home Credit có mặt ở 58 tỉnh, thành trên cả nước với 2.891 địa điểm bán. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay nhưng số hợp đồng mới tính trong tháng 5-2013 tăng 35% so với tháng trước và tăng 3% so với kế hoạch đề ra trong quý II.
Ông Fridrich Weiss, Tổng Giám đốc Home Credit, cho rằng đây là dịch vụ cung cấp giải pháp tài chính thay thế và thích hợp cho người dân có thu nhập thấp. “Chúng tôi nghiên cứu Việt Nam là nước có dân số trẻ, trong đó khoảng 20% các bạn trẻ chưa có thu nhập và khả năng mua sắm cao, nên đây sẽ là những khách hàng tiềm năng cho năm sau và năm kế tiếp. Và dư địa cho thị trường này còn rất lớn” - ông nói.
Để phát triển mạnh hơn nữa dịch vụ này, bà Nguyễn Thu Hà, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, cho rằng các ngân hàng cần đưa ra những sản phẩm đa dạng, tiện ích, đơn giản và dễ hiểu. Hơn nữa phải niêm yết công khai mức lãi suất linh hoạt, hợp lý, rõ ràng và tạo điều kiện cho khách hàng ra quyết định sử dụng sản phẩm. “Riêng khách hàng cần tăng cường nhận thức về lợi ích cho vay tiêu dùng, trau dồi kiến thức về pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó thường xuyên liên hệ với cán bộ tín dụng để có những tư vấn tốt nhất và hơn hết, khách hàng cần tăng cường trách nhiệm sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn” - bà Hà nói.

Tín dụng tiêu dùng sẽ tăng bình quân 20% mỗi năm
Có nhiều nguyên ngân khiến nhiều ngân hàng chuyển sang dịch vụ tín dụng tiêu dùng, theo TS Đinh Thế Hiển, thứ nhất, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá tốt trong 20 năm qua đã làm xuất hiện tầng lớp trung lưu đông đảo khiến các nhu cầu về tiêu dùng thông qua hệ thống ngân hàng ngày càng tăng. Dân số trẻ cũng kích thích nhu cầu thanh toán qua thẻ mua hàng hay trả góp… Thứ hai, kinh tế thế giới và Việt Nam mấy năm nay gặp khó nên ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp khiến nhu cầu vay vốn của đối tượng này giảm. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ khiến khoản tín dụng cho đối tượng này ngày càng rủi ro nên các ngân hàng có chủ trương quản lý chặt các khoản vay cho doanh nghiệp. Thứ ba, việc các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam hầu hết tập trung mạnh cho các phân khúc tiêu dùng và đang cho thấy sự an toàn và hiệu quả. Do đó, nhiều ngân hàng nội đang chuyển hướng sang phân khúc này. “Bằng chứng thể hiện các số liệu về thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng. Đến cuối tháng 9-2012, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam đã tăng 1.600% về số lượng và tăng về 270% về giá trị giao dịch thẻ và tăng 600% về số lượng giao dịch thẻ so với cuối năm 2006” - ông Hiển phân tích.
Và theo ông Hiển, tín dụng tiêu dùng của Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Vì tại các nước phát triển tín dụng tiêu dùng tại các ngân hàng chiếm từ 17% đến 18% GDP trong khi Việt Nam chỉ khoảng 5%-6% mà thôi. “Dự đoán trong vòng năm năm nữa, cùng với sự phục hồi kinh tế, tiêu dùng Việt Nam có thể đạt tới 10% GDP, tức là tăng bình quân mỗi năm 20% và trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế” - ông Hiển nhận định.

Wells Fargo, ngân hàng vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ đang cố gắng cung cấp Dịch vụ Bitcoin





Công ty
Wells Fargo, bao gồm hơn một chục thành viên, dự kiến ​​nhóm họp ở San Francisco vào ngày thứ Ba để thảo luận các vấn đề an ninh ngân hàng và Bitcoin . Mục tiêu có thể sẽ tạo ra một tập hợp các nguyên tắc chống rửa tiền cho các tổ chức tài chính được thành lập khi đối phó với các giao dịch tiền ảo .
Giám đốc điều hành John Stumpf cho biết  Wells Fargo đã đầu tư rất lớn cho hệ thống thanh toán an toàn và đang  cần phải chắc chắn chúng tôi lên bắt kịp những thay đổi đang xảy ra cùng nhũng rủi ro và lợi ích của nó " ông nói. "Chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi hiểu nó là gì, những gì nó làm và những gì nó không.. . . Thế giới đang thay đổi và sẽ tiếp tục thay đổi. Cho dù Bitcoin sẽ là một phần quan trọng trong đó, ai biết được? "

Giao dịch bằng Bitcoin: Xu thế mới của thế giới



Việc giao dịch bằng đồng Bitcoin được chứng minh là đem lại khá nhiều lợi ích cho những người thường xuyên sử dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định về những giao dịch sử dụng đồng tiền ảo này.

Ra đời năm 2009, Bitcoin được xem là đơn vị tiền ảo phát sinh từ hệ thống điện tử không qua ngân hàng, do một nhân vật hoặc nhóm người lấy tên là Satoshi Nakamoto tạo ra.

Đồng tiền này được tạo ra từ các thuật toán, với tổng số không vượt quá 21 triệu đơn vị. Người ta có thể kiếm được Bitcoin từ việc "đào" (mining), và bán lại cho những nhà đầu tư hoặc người có nhu cầu mua sắm trực tuyến mà không cần thông qua kênh trung gian là ngân hàng. Sau khi đồng tiền này bất ngờ tăng giá vượt 1.000 USD/đơn vị, các định chế tài chính lo ngại đây sẽ là dấu chấm hết cho hoạt động ngân hàng, đồng thời mở ra kênh giao dịch phi pháp online toàn cầu.

Mới đây, cả Mỹ và Trung Quốc đã có biện pháp cứng rắn để ngăn chặn những hậu quả mà Bitcoin gây ra, như rửa tiền, buôn lậu ma túy. Tuy nhiên, bất chấp những ẩn họa mà đồng tiền ảo này có thể mang lại, Bitcoin vẫn trở thành cơn sốt giao dịch của rất nhiều người.




Bitcoin đang trở thành cơn sốt giao dịch của rất nhiều người.


Tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều trang web giao dịch Bitcoin trực tuyến. Giá của mỗi Bitcoin trên các trang web này khá khác nhau, mức mua vào dao động từ 20 - 21,5 triệu đồng/đơn vị, trong khi bán ra là 23,8 hoặc 24,5 triệu đồng. So với mức giá trên các sàn, giá bán của các trang web Việt Nam đang cao hơn từ 40.000 - 500.000 đồng/Bitcoin.

Muốn tham gia vào các giao dịch Bitcoin kiểu này ở Việt Nam, khách hàng có thể phải cung cấp thông tin khá chi tiết về tên, địa chỉ, số điện thoại. Nhiều trang web có hướng dẫn tỉ mỉ cách tham gia, đồng thời cho biết sẽ xóa mọi thông tin giao dịch khỏi hệ thống sau khi việc mua bán, chuyển khoản hoàn tất. Thời gian giao dịch dao động từ 5 giây đến 5 phút, Bitcoin được chuyển vào tài khoản của khách sau khi việc chuyển tiền được bên bán xác nhận.

Thực tế, việc giao dịch bằng Bitcoin đã được chứng minh là mang về khá nhiều lợi ích cho những người thường xuyên sử dụng thương mại điện tử. Đơn cử là việc mua bán sẽ thực hiện trực tiếp, không qua kênh trung gian nào, không mất các chi phí chuyển khoản, thực hiện nhanh chóng chỉ qua vài cú click chuột.

Tuy nhiên, việc chưa có một văn bản pháp lý nào ở Việt Nam cũng như trên thế giới quy định về những giao dịch sử dụng đồng tiền ảo này, cũng như nguy cơ bị lũng đoạn khi một nửa trong số 21 triệu đồng Bitcoin bị nắm trong tay một tổ chức lại đang khiến nhiều người có hiểu biết về Bitcoin e ngại sử dụng.

Sống Qua Ngày Bằng Việc Kiếm Bitcoin Trực Tuyến



Đó là câu chuyện của một người đàn ông vô gia cư tên Jesse Angle ở Florida, Mỹ. Jesse Angle kiếm được một lượng Bitcoins hàng ngày, và số Bitcoins này, theo đúng nghĩa đen, giúp ông ta sống sót được.


Kể từ khi thiết lập ví Bitcoin của mình khoảng ba đến bốn tháng trước, Angle đã liên tục dùng nó và thu được một khoản tiền từ 500$ đến 630$. Nguồn thu nhập từ Bitcoin phụ thêm cho Angle một khoản tiền để mua những phiếu thực phẩm cho mình, từ đó ông có khả năng xoay xở để cuộc sống của mình được thoải mái hơn.


Bằng cách sử dụng Wifi miễn phí trong một công viên có tên gọi là Martin Luther King Plaza, Angle xem những đoạn video trên Youtube và nhận được 1 lượng Bitcoin tương ứng khoảng 5 xu cho mỗi video. Đây là một phần của dich vụ BitcoinGet, một phương tiện để tạo ra lưu lượng truy cập đến nội dung video, nhưng đây chỉ là một trong các nguồn thu nhập Bitcoin của Angle.

Ông ấy có thể xem đến 12 video mỗi ngày, thu được 60 cents trong khoảng thời gian đó. Ông cũng sử dụng Bitcoin Tapper, một ứng dụng kiếm Bitcoins bằng cách đập nhẹ lên mỗi biểu tượng.


Ưu điểm của Bitcoin cho người vô gia cư là bạn có thể tạo ra một chiếc ví tiền mà không cần chứng minh thư hay địa chỉ nhà. Và có rất nhiều cách thức để chuyển đổi Bitcoins thành tiền mặt, thực phẩm cũng như các hàng hóa khác, mà không cần phải thông qua giấy tờ chứng mình. Chẳng hạn, Gyf là một ứng dụng Android mà nhờ nó ta có thể chuyển đổi Bitcoins thành thẻ quà tặng có thể dùng được tại các cửa hàng và nhà hàng địa phương.










Các dịch vụ đào mỏ Bitcoin tốt nhất hiện nay

Bitcoin là đồng tiền ảo đang thu hút sự chú ý trên thế giới . Có nhiều cách để kiếm Bitcoin ( xem http://www.thitruongtaichinh.com/2014/01/song-qua-ngay-bang-viec-kiem-bitcoin.html ) và nhiều người tham gia bằng cách đào mỏ Bitcoin .Tuy nhiên ,với những khó khăn ngày càng tăng của khai thác Bitcoin, và sự ra đời của phần cứng chuyên dụng cho khai thác mỏ SIC, lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các nhà đầu tư và người có sở thích là khai thác điện toán đám mây. Với khai thác điện toán đám mây, các công ty như CEX sử dụng phần cứng chuyên dụng khai thác của họ để đảm bảo rằng bạn có thể mua điện khai thác mỏ (giga-băm, gH / s) Công suất khai thác mỏ này là tốt hơn so với đầu tư vào phần cứng riêng của bạn đáng kể, đặc biệt là phần cứng chuyên dụng như ASICS (mà có thể có ít hoặc không có giá trị bán lại trong tương lai).
Khai thác điện toán đám mây cũng được gọi là "đám mây băm" ( Cloud hasing ) là dịch vụ cho bạn thuê một phần công suất của toàn hệ thống đám mây .
Hầu hết các nhà cung cấp sử dụng công nghệ tiên tiến 28nm ASIC ( chuyên dụng khai thác đồng tiền ảo ) .
Nếu bạn chưa bao giờ nghe qua Bitcoin thì có thể tìm hiểu thêm tại đây :
Giới thiệu 1 số trang dịch vụ điện toán đám mây tốt nhất hiện nay:

CEX.IO


Là nhà lãnh đạo ngành công nghiệp khai thác điện toán đám mây. Một chút bối rối khi bắt đầu, chỉ vì sự giàu có của số liệu thống kê mà họ cung cấp, nhưng một khi bạn đã quen với giao diện của CEX thì sẽ cảm thấy là nó tuyệt vời.

HashRack

HashRack cũng là nhà cung cấp lớn khai thác điện toán đám mây, nhưng gần như không có chiều sâu và tiên tiến như CEX.IO hoặc Cloudhashing.com (bên dưới)

CloudHashing

CloudHashing là nhà cung cấp cạnh tranh hàng đầu của CEX.io Dịch vụ của CloudHasing tốn kém nhưng đáng giá.

Giá vàng đang bị “kéo co” ở ranh giới 1.260 USD/ounce




Cầu vàng Trung Quốc đã đẩy giá vàng xuyên qua ngưỡng kháng cự 1.260 USD/ounce, song dự báo Fed sẽ tiếp tục cắt giảm gói QE đã lôi vàng trở lại mức này.



Vàng thế giới đang 'co kéo' ở ngưỡng 1.260 USD/ounce

Vàng thế giới


Vàng đã điều chỉnh từ mức cao nhất trong vòng 6 tuần, nhưng vẫn có chuỗi tuần tăng giá nhiều nhất kể từ tháng 9/2012, khi các nhà đầu tư đánh giá Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ giữ kế hoạch giảm gói kích thích tiền tệ.

Giá vàng giao ngay đã giảm 0,5% xuống còn 1.258,36 USD/ounce vào đầu giờ sáng 24/1 trên thị trường Singapore, sau đó tăng trở lại lên 1.260,05 USD/ounce vào 17h30 chiều cùng ngày (giờ Việt Nam).

Giá đã đạt đến 1.266,51 USD/ounce vào cuối ngày 23/1 trên thị trường Mỹ, cao nhất kể từ 10/12, khi lượng giao dịch trên Sở Giao dịch vàng Thượng Hải tăng cao nhất kể từ 6/1. Kim loại quý đã tăng 0,5% trong tuần này và là tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Vàng đã tăng 2,2% trong ngày 23/1, cao nhất kể từ tháng 10, khi số người Mỹ tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp tăng một cách bất ngờ. Các nhà hoạch dịch chính sách của Fed sẽ họp vào hai ngày 28-29/1 tới.

“Các thị trường đang xem xét xem liệu Fed có tiếp tục giảm lượng mua trái phiếu trong tháng 2 hay không”, Lachlan Shaw, một nhà phân tích của Commonwealth Bank of Australia viết trong một thư gửi khách hàng. “Nhiều người cho rằng, Ủy ban của Fed sẽ quyết định giảm thêm. Chúng tôi cho rằng, giá vàng vẫn chịu áp lực khi Fed được kỳ vọng như vậy”.

Giá vàng giao tháng 4 đã giảm 0,3% xuống còn 1.258,7 USD/ounce trên sàn Comex. Lượng vàng năm giữ của Quỹ tín thác SPDR Gold Trust đã giảm ngày thứ hai liên tiếp trong ngày 23/1, với 0,7%.

Vàng SJC trở về sát ngưỡng 35 triệu đồng/lượng


Vàng trong nước

Tại thị trường trong nước, giá vàng SJC sáng 24/1 được điều chỉnh tăng 230.000 đồng/lượng so với chiều qua lên 35,18 - 35,25 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, sau đó, giá đã giảm hầu hết cả ngày, đến 18h chiều còn 35,02 - 35,07 triệu đồng/lượng, giảm 180.000 đồng/lượng so với mức cao nhất đầu ngày.

Tính đến 18h chiều 24/1, giá vàng Phượng hoàng PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận là 32,65 - 33,00 triệu đồng/lượng, không đổi so với ngày 23/1. Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu là 32,55 - 33,10 triệu đồng/lượng, tăng 120.000 đồng/lượng so với chiều 23/1.



Ngoại tệ


Giá USD ngày 24/1 tiếp tục giảm trên cả thị trường tự do và ngân hàng. Trong đó, giá USD tự do giảm 20 đồng ở giá mua, 10 đồng ở giá bán xuống còn tương ứng 21.100 - 21.130 đồng/USD. Giá USD do Vietcombank niêm yết giảm nhẹ 5 đồng ở cả hai giá xuống còn 21.065 - 21.105 đồng/USD.

Với các ngoại tệ khác, đa số chuyển sang chiều tăng, trong đó JPY tăng mạnh nhất với 1,02%; tiếp theo là CHF với 0,86%; EUR với 0,60%... Ở chiều giảm, duy nhất AUD với -0,84%.

Thiên thần nội y năm 27 tuổi vẫn là trinh nữ

Adriana Lima - Thiên thần nội y lừng danh từng gây bất ngờ khi tiết lộ đến năm 27 tuổi cô vẫn là "thiếu nữ".

Sở hữu nhan sắc quyến rũ cùng thân hình bốc lửa nhưng nhiều người rất bất ngờ khi biết Adriana Lima vẫn là "thiếu nữ" cho đến tận năm 27 tuổi. Thiên thần nội y từng khiến hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới thực sự giật mình khi tiết lộ về điều thầm kín này.

Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí thời trang về tình yêu và hôn nhân, Adriana Lima chia sẻ, cô đã yêu nhiều người nhưng luôn tôn thờ chủ nghĩa "trong trắng". Và cô có tư duy là mọi thứ sẽ đến vào đêm tân hôn. "Các chàng trai phải hiểu rằng đây là lựa chọn của tôi. Nếu họ không tôn trọng điều đó có nghĩa họ không yêu tôi."

Adriana Lima cũng thừa nhận để làm được điều này, cô đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Cuộc sống của một siêu mẫu nội y luôn ngập tràn những cám dỗ và cạm bẫy. Những ly rượu, những nụ hôn luôn sẵn sàng khiến các người đẹp u mê. Thiên thần xứ samba cũng cho rằng nhiều người sẽ không tin về điều mà cô tiết lộ. Nhưng đó là sự thực và cô hoàn toàn tự hào về "món quà quý giá" dành cho chồng của mình.



Adriana Lima bên con trai bé bỏng

"Bom sexy" tóc vàng Jessica Simpson cũng là một trong những người đẹp gây sốc khi tuyên bố vẫn còn trong sáng cho đến khi làm đám cưới với nam ca sỹ Nick Lachey năm 2002. Tuy nhiên cuộc tình đẹp mau chóng tan vỡ sau đó vài năm và hiện tại hai người đã có cuộc sống riêng.



Jessica Simpson từng gây sốc với tuyên bố rất "nhạy cảm"

Nữ danh ca nổi tiếng, quán quân American Idol - Carrie Underwood cùng từng trả lời phỏng vấn tạp chí Slate Magazine năm 2007 rằng cô vẫn chờ đợi cho đến hôn nhân.



Carrie Underwood là một giọng ca nội lực

Siêu mẫu kiêm diễn viên, ca sỹ Lisa Kudrow cũng làm người hâm mộ bán tín bán nghi khi tiết lộ đến tận năm 31 tuổi cô mới có "lần đầu tiên". Sau phát ngôn này, ngôi sao của sê-ri truyền hình Friends đã bị nhiều khán giả bình phẩm rất hài hước.



Lisa Kudrow từng nhận rất nhiều "gạch đá" với tiết lộ khó tin

Tiểu thư 9X Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh kiếm được gần 30 tỷ trong 8 tháng




Trong 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng tài sản của kiều nữ 9X “vượt mặt” nhiều đại gia như bầu Đức, bầu Long.

8 tháng, tài sản tăng 59%


Mặc dù cổ phiếu REE của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh giảm nhẹ trong tháng 8 nhưng tính chung từ đầu năm đến nay, REE đã vẫn có đà tăng khá ấn tượng và trở thành một trong các blue-chips có tốc độ đi lên đáng nể nhất.

Cụ thể, sau 8 tháng, REE tăng hơn 9.000 đồng/CP, tương ứng 59% và đóng cửa tháng 8 ở mức 24.500 đồng/CP. Xét về tốc độ tăng trưởng trong số các blue-chips, REE chỉ thua GAS. Trong cùng thời kỳ, GAS tăng tới 72,2%.

Cổ phiếu REE tăng mạnh, người được quan tâm nhiều nhất không phải các sếp lớn Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh như bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị hay ông Nguyễn Ngọc Hải, chồng bà Thanh. “Tâm điểm” của REE chính là tiểu thư Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, con gái bà Thanh.

Không chỉ xinh đẹp như một hot girl, cô gái sinh năm 1991 có thành tích học tập rất đáng nể. Cuối năm học lớp 10, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã giành được chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Năm 2009, cô trở thành là một trong những thí sinh đạt điểm IELTS cao nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi.

Chính vì vậy Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh được xem là một trong những tâm điểm của thị trường chứng khoán dù cô không giữ bất cứ chức vụ gì. Hiện cô đang sở hữu 3,16 triệu cổ phiếu REE (tương đương 1,29%).

Trong 8 tháng đầu năm, cổ phiếu REE tăng 59%. Vì vậy, 59% cũng là tốc độ tăng tổng giá trị cổ phiếu REE mà tiểu thư xinh đẹp này nắm giữ. Hiện tại, tài sản trên thị trường chứng khoán của Nhất Hạnh là 77,42 tỷ đồng sau khi tăng 28,8 tỷ đồng.

Gia đình Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh cũng kiếm bộn. Sau 8 tháng, cha cô, ông Nguyễn Ngọc Hải có thêm 133,84 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên 360,34 tỷ đồng. Bà Mai Thanh có thêm 90,48 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên 243,59 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của cả gia đình tiểu thư 9X đạt 681,35 tỷ đồng sau khi tăng 253,12 tỷ đồng.

“Tiểu gia” giàu lên trông thấy


Trong khi tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu đại gia khá chậm chạp, cổ phiếu “tiểu gia” lại đua nhau đi lên chóng mặt. Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến SD5 của Công ty Cổ phần Sông Đà 5. SD5 trở thành quán quân khi đi thẳng từ mức giá 5.400 đồng/CP lên 15.500 đồng/CP. SD5 có tốc độ tăng hơn 187%.

Như vậy, sau 8 tháng, vốn hóa thị trường của SD5 cũng tăng trưởng 187%, tương đương 181,8 tỷ đồng lên 279 tỷ đồng. Các cổ đông lớn của SD5 được hưởng lợi nhiều nhất khi cổ phiếu này tăng mạnh mẽ. Giá trị tài sản của cổ đông lớn, Tổng Công ty Sông Đà tăng 96,24 tỷ đồng lên 147,7 tỷ đồng.

Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo SD5 đưa ra giả thiết SD5 tăng mạnh vì đã giảm giá quá mạnh trong năm 2012, xuống thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn có thể là do thông tin chia cổ phiếu thưởng.

Trong năm nay, SD5 tăng vốn điều lệ từ 90 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1. SD5 còn lên kế hoạch kinh doanh 2013 tương đối lạc quan.

Không chỉ SD5 gây bất ngờ cho nhà đầu tư cũng như lãnh đạo công ty khi tăng mạnh, RAL (Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) đã trở thành “hiện tượng” bởi tốc độ tăng gần 140%. Tháng 7, tháng 8 là thời điểm “nóng” nhất của RAL.

Tính từ đầu năm tới nay, RAL đã tăng 32.200 đồng/CP, tương ứng 135,3% và đóng cửa tháng ở mức 52.500 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của RAL tăng 368 tỷ đồng lên 603,75 tỷ đồng.

Trong khi đó, các cổ phiếu đại gia có tốc độ tăng khá chậm chạp. Bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai luôn là tâm điểm của năm nhưng sau 8 tháng, cổ phiếu HAG chỉ tăng chưa đến 1.000 đồng/CP, tương ứng 4,1%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tài sản của bầu Đức cũng chỉ là 4,1%.

Sau 8 tháng, tổng giá trị cổ phiếu HAG mà bầu Đức nắm giữ đạt 6.263,26 tỷ đồng sau khi có thêm 242,28 tỷ đồng.
Trong tuần, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát lại gây chú ý khi lọt vào Top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam dù cổ phiếu HPG giảm 700 đồng/CP.

Sau 8 tháng, cổ phiếu HPG tăng 10.200 đồng/CP, tương ứng 48,57% và dừng ở mức 31.200 đồng/CP. Tổng giá trị cổ phiếu HPG mà ông Long nắm giữ tăng 1.030 tỷ đồng lên 3.072 tỷ đồng.

Ngân hàng Mê Kông sắp rời thị trường

Thống đốc Ngân hàng quyết định Ngân hàng Mê Kông sẽ sáp nhập vào Ngân hàng Hàng Hải.Theo quyết định này, Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của ngân hàng Mê Kông (MDBank). Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi quyết định có hiệu lực (ngày 28/8), Maritime Bank phải hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, bố cáo sáp nhập...
MDBank tiền thân là Ngân hàng Mỹ Xuyên, tập trung chủ yếu vào khu vực Đồng bằng Sông Cửu long nơi mà Maritime Bank không mạnh về mạng lưới và nguồn khách hàng. Hiện Maritime Bank sở hữu hơn 10% vốn tại đây.

 Sau sáp nhập, ngân hàng có vốn điều lệ gần 11.800 tỷ đồng (bằng tổng vốn điều lệ hiện tại của Maritime Bank 8.000 tỷ đồng và MDB 3.750 tỷ đồng) với tổng tài sản khoảng 113.000 tỷ đồng. Theo báo cáo kiểm toán hiện nay, giá trị sổ sách của Maritime Bank là 11.000 đồng một cổ phiếu, của MDB là 10.500 đồng.

Trong lộ trình tái cơ cấu bắt đầu từ năm 2012 đến nay, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhiều lần nhắc tới kế hoạch sáp nhập để cho ra đời một số ngân hàng quy mô lớn tầm khu vực, bên cạnh việc xử lý những đơn vị quy mô nhỏ hoạt động không hiệu quả và không minh bạch về quản trị, sở hữu.

Thương vụ Maritime Bank và MDBank nếu thành sẽ là vụ sáp nhập tiếp theo trên thị trường, sau Habubank-SHB, Western Bank với Công ty Tài chính PVFC, HDBank với DaiA Bank, MHB - BIDV, PG Bank - Vietibank và gần đây nhất là Sacombank nhận sáp nhập Southern Bank.

Theo Nguồn Tin Việt

Kiếm bộn nhờ mô hình cho thuê căn hộ trung - cao cấp



Tại thành phố 10 triệu dân như Sài Gòn có không ít đại gia ẩn mình sở hữu nhiều bất động sản nhưng không muốn thu bạc lẻ. Họ chỉ cho thuê sỉ cả tòa nhà và cần đối tác đứng ra trả tiền định kỳ bằng hình thức bao thuê dài hạn. Các đại gia này giao cho khách thuê trọn gói quyền tự tổ chức kinh doanh: ngăn phòng, chia tầng, kiếm khách thuê, quản lý...

Tại một số chung cư thuộc khu Đông và Nam Sài Gòn mới đi vào khai thác được 6-18 tháng cũng xuất hiện các nhà đầu tư thuê căn hộ 2 phòng ngủ rồi cho khách thuê lại theo hình thức ở ghép. Đối tượng thuê là sinh viên có điều kiện kinh tế tốt, các nhóm nhân viên văn phòng còn độc thân có thu nhập khá trở lên.

Nhà đầu tư phân khúc này tận dụng lợi thế các chung cư mới bàn giao còn vắng người ở, thiếu dịch vụ tiện ích nên dễ thương lượng được mức giá "mềm" hơn giá thị trường để cho thuê ăn chênh lệch. Tuy nhiên, các trường hợp thuê căn hộ để cho thuê lại thường bão hòa từ năm thứ 3 trở đi. Nguyên nhân là do cộng đồng dân cư được hình thành, tiện ích hoàn thiện, giá thuê bước vào quỹ đạo tăng dần đều, chủ căn hộ có xu hướng lấy lại nhà để tự khai thác.



TP HCM đang nở rộ mô hình thuê bất động sản để cho thuê lại dưới nhiều hình thức. Ảnh: Vũ Lê

Nhóm nhà đầu tư tổ chức cũng đã lộ diện. Vài năm nay, một doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định, tư vấn bất động sản đã thử nghiệm thành công mô hình thuê cao ốc để cho thuê lại.

Đơn vị này bao thuê trọn gói một cao ốc tọa lạc tại quận 3, cách trung tâm quận I, TP HCM chỉ hơn trăm mét rồi tìm đối tác cho thuê từng tầng và tự quản lý tòa nhà. Khách hàng thuê mặt bằng làm văn phòng là các công ty châu Á và Việt Nam. Tầng trệt khách thuê làm khu bán lẻ vì lợi thế mặt tiền.

Nguyên nhân chủ đầu tư cao ốc này chọn hình thức cho thuê toàn bộ tòa tháp có vị trí đắc địa vì doanh nghiệp không có mạng lưới khách thuê dồi dào và thiếu kinh nghiệm quản lý bất động sản.

Trường hợp cá biệt hơn, một tập đoàn kinh doanh đa ngành tại quận I, vừa săn lùng và thuê dài hạn cao ốc có vị trí mặt tiền đắc địa, bán kính cách trung tâm Sài Gòn chưa đầy 2 km rồi cho thuê lại. Các công ty con của tập đoàn thuê một nửa tòa tháp (hạch toán chi phí trả ngược về công ty mẹ). Một nửa tòa nhà chuyển thành phòng khách sạn cho các chuyên gia của công ty lưu trú và cho khách vãng lai thuê. Tầng cao nhất và của tòa tháp này và sân thượng được bố trí nhà hàng, quán cà phê.

Khó khăn lớn nhất là chủ tòa nhà là phải đầu tư thời gian và công sức để tạo dựng các mối quan hệ, để tìm nguồn khách. Đó là lý do sau một thời gian tự vận hành không hiệu quả, chủ đầu tư có khuynh hướng tìm những đơn vị có uy tín để khoán cả việc kinh doanh, quản lý, khai thác tài sản giúp mình.

Tại TP HCM, thị trường này phát triển với quy mô nhỏ hơn là những loại hình căn hộ dịch vụ cho thuê, căn hộ tiện ích, nhà trọ cao cấp… Một hình thức khác là thuê lại khách sạn 2-4 sao hoặc cao ốc văn phòng để kinh doanh, phổ biến nhất là nhượng quyền thương hiệu.

Câu hỏi mấu chốt cho nhà đầu tư muốn chọn loại hình thuê cao ốc để cho thuê lại là, liệu thị phần có đủ lớn để tham gia và tạo lợi nhuận không. Chỉ nên đầu tư mô hình này khi chọn được phân khúc thị trường mới nổi, nguồn cung còn hạn chế và nhu cầu bức thiết. "Nếu định giá sai, quản lý kém dễ dẫn đến tỷ lệ trống cao, khả năng thua lỗ rất lớn", ông khuyến cáo.

Kết phiên giao dịch ngày 2/6/2023 : Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bật xanh sau thông tin chia cổ tức thời gian gần đây.

 

Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bật xanh sau thông tin chia cổ tức thời gian gần đây.

Kết phiên giao dịch ngày 2/6/2023, cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) tăng 0,6% đạt mức 26.300 đồng/cổ phiếu, đánh dấu mức tăng hơn 12% sau 6 phiên liên tiếp. Phiên trước đó (1/6), cổ phiếu này cũng tăng mạnh 4,6%.

Cổ phiếu TPB tăng mạnh trong bối cảnh thông tin ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 39,19% được công bố.

Cùng với TPB, một loạt cổ phiếu ngân hàng cũng được đẩy giá nhờ thông tin liên quan đến những đợt trả cổ tức của các nhà băng.

Cụ thể, ngay khi HĐQT Eximbank thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 18% cho cổ đông hiện hữu vào ngày 26/6, cổ phiếu EIB đã liên tục tăng mạnh về cả giá trị và thanh khoản. Phiên ngày 1/6, gần 10,7 triệu cổ phiếu EIB được khớp lệnh - con số cao nhất kể từ cuối tháng 11/2022.

Kết phiên giao dịch ngày 2/6, EIB đóng cửa ở mức 21.200 đồng/cổ phiếu, tăng gần 8,5% so với thời điểm trước khi thông tin về việc trả cổ tức được công bố.

Tương tự, cổ phiếu ABB của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng ghi nhận mức tăng giá tương đối ổn định trước tin chia cổ tức. ABB đã được kéo từ vùng giá 7.100 đồng hồi giữa tháng 3 - thời điểm thông tin chia cổ tức bắt đầu được công bố trước thềm ĐHCĐ lên 8.500 đồng trong phiên chốt quyền nhận cổ tức (31/3).

Bên cạnh đó, cổ phiếu ACB, HDB cũng được kéo lên vùng giá cao hơn nhờ các thông tin chia cổ tức được ngân hàng công bố từ hồi đầu tháng 3. Cụ thể, đến ngày chốt quyền trả cổ tức, giá cổ phiếu HDB đã tăng gần 10% kể từ hồi giữa tháng 3 trong khi cổ phiếu ACB tăng khoảng 5%.

Minh Minh

vnindex@groups.io

Group thông tin thị trường chứng khoán .
Telegram : https://t.me/+3EVAySLPSlgyYWU9
❌
❌